Dẫn: Tôi đang muốn viết về Võ Phiến, thì đọc được bài này.
Đọc, và vừa đọc vừa xuýt xoa, y như vừa ăn được một món gì rất ngon, nước miếng ứa đến tận chân răng. Vì ông viết hay quá!
Sao mà hay? Well, tôi mà tả ra thì chi bằng giết luôn bài văn của ông đi còn hơn. Một bài như thế thì cách tốt nhất để "hưởng thụ" nó là, well, đọc nó.
Vâng, đọc đi các bạn. Mà này, đọc chầm chậm thôi nhé. Cứ nhẩn nha từng câu, từng chữ, để cái hay, cái tinh tế, cái ý nhị của tác giả thấm dần vào đầu lưỡi, chân răng, cho nước miếng túa ra, cho nước mắt nước mũi ràn rụa vì cay tê, để xuýt xoa ngon quá, ngon quá.
PS: Tôi vẫn sẽ viết về Võ Phiến. Dù chưa biết bao giờ. Vì không thể không viết, giống như người ăn một món gì ngon, không thể không quảng cáo cho người khác.
-----------------------
L.T.Đ: Từ California, nhà văn Phạm Xuân Đài vừa cho biết một tin buồn:
“ Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi...
Nhà văn Võ Phiến là một tác giả quan trọng của văn học Việt Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Trước 1975 ông là công chức thuộc bộ Thông Tin của Miền Nam, và đã cộng tác với tạp chí Bách Khoa cho đến 1975 với bút danh Tràng Thiên (một bút danh chung cho nhiều tác giả, nhưng từ sau 1965 hầu như chỉ dành cho một mình ông). Ông sang Hoa Kỳ từ 1975 và làm việc cho tòa Hành Chánh quận Los Angeles, California cho đến ngày về hưu. Tại hải ngoại, ông vẫn tiếp tục viết sách và cộng tác với các tạp chí văn học. Từ cuối thập niên 1970 ông đã chủ trương tờ Văn Học Nghệ Thuật, là tiền thân của tạp chí Văn Học sau này.
Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận và phê bình văn học. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ Tình, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà...; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v... Tại hải ngoại, ông đã bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đã bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975.”
Để tưởng niệm một vì sao vừa khuất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một tuỳ bút tiêu biểu của ông. Bài viết này được trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng xuất bản lần vào năm 1973.
Tưởng Năng Tiến
------------------
Ông Bình Nguyên Lộc quả quyết rằng trong một bàn ăn mười ba người, gồm mười hai người Việt và một người Hoa, đồng vóc dáng, đồng trang phục, ngồi im không nói, ông cũng phân biệt được kẻ Việt người Hoa.
Như vậy đã là tài, nhưng ông còn đi xa hơn: có thể nhìn hình dáng mà phân biệt được người Tàu Phúc Kiến với người Tàu Quảng Ðông, người Tàu tỉnh này với người Tàu tỉnh khác.(1)
Cũng trong quán ăn, trong khi chờ đợi tô hủ tiếu, tôi có dăm ba lần theo dõi cử chỉ của người làm bếp, và chợt lấy làm ngạc nhiên về một nhận xét. Không phải ngạc nhiên về chuyện suy tưởng nhân chủng ưa liên quan với các tiệm ăn quán nhậu. Mà là vì tôi có cảm tưởng đôi khi có thể nhìn mà phân biệt một người Việt miền Nam với một người Việt miền Trung, tức một đồng bào ở miền ông Bình Nguyên Lộc với một đồng bào ở miền tôi. Nói cách khác, tôi có cảm tưởng mình cũng... tài giỏi như ông Bình Nguyên Lộc: cái mới kỳ cục!
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
Ngôi quán khá chật và tối. Giữa trưa, trong quán vẫn có ngọn điện vàng cạch thả toòng teng trên đầu người chủ. Người này mặc mai-ô quần lính, đầu đội chiếc mũ địa phương quân rộng vành, chân mang đôi giày da đen, không vớ. Tại sao phải giày và mũ trong một chỗ kín như thế? Có thể chỉ là một thói quen, hay chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên nào đó, tức một chi tiết không có ý nghĩa gì. Tuy vậy tôi vẫn ghi lại, vì hình ảnh ấy tưởng còn hiển hiện trước mắt tôi lúc này. Hình ảnh một người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, và làm việc hào hứng.
Mỗi người có một cách biểu lộ sự hào hứng. Riêng cái cách của người chủ quán hôm ấy, trời ơi, trông mà mê. Hai tay ông ta thoăn thoắt: chặt khúc xương, xắt lát thịt, gắp mớ ớt, múc vá nước từ trong thùng đổ ra tô, xóc xóc mớ hủ tiếu vừa mới trụng qua nước sôi, rắc một tí tiêu bột v.v. Tất cả bấy nhiêu cử chỉ đều rập ràng, hơi có vẻ nhún nhẩy. Mỗi cái quơ tay, cái nhấc lên hạ xuống đều như có gì quá mức cần thiết một chút. Mỗi cử chỉ bao hàm bảy tám phần cần thiết, lại thêm vài ba phần thừa thãi, chỉ để cho đẹp mắt, để biểu diễn sự thích thú trong công việc. Ðộng tác nghề nghiệp gần chuyển thành sự múa men. Một điệu vũ ca ngợi lao động.
Ðứng bên chủ quán là bà vợ, tôi đã tưởng bà làm công việc chạy bàn. Nhưng không: Lúc một cậu bé gầy gầy cưỡi chiếc xe đạp vụt về trước cửa, xách vào cục nước đá, thì đã rõ đây mới là người chạy bàn chính thức; người đàn bà chỉ tạm thời thay thế cậu ta trong chốc lát.
Khi đã đủ một vợ một con bên mình, chủ quán điều động càng hào hứng:
- Bàn trong. Một nhỏ một lớn. Rồi! Bưng.
- Bàn ngoài, số một. Tô lớn, khô. Rồi! Bưng, bàn số một.
- Bàn số ba tính tiền. Tám chục với ba lăm là trăm mười lăm. Trăm mười lăm với tám đồng là trăm hăm ba. Trăm rưởi trừ trăm hăm ba, còn lại...
Bà vợ nhắc:
- Hăm bảy.
- Hăm bảy. Nè!
Ông ta đưa món tiền lẻ, cậu con mang ra cho khách. Rảnh tay, ông ta chặt một miếng cánh gà, nho nhỏ, quăng gọn vào mồm, nhai. Lại nhanh nhẹn chặt luôn miếng khác, trao cho vợ. Người đàn bà thụt né vào sau cánh cửa; ăn xong lại ló ra, sẵn sàng...
- Tô nước, tô khô. Bàn số hai. Rồi!
Cứ thế, chủ quán làm việc, cắt đặt công việc, điều khiển vợ con v.v., điệu bộ vẫn lại cứ như có gì thừa thãi một chút. Bảy tám phần cần thiết, đôi ba phần để bày tỏ sự hài lòng, để biểu diễn sự hoạt động ăn khớp của một tổ chức hoàn hảo, một bộ máy hợp khuôn rập, chạy đều ro ro.
Vừa rồi có lẽ đã có sự lạm dụng: hầu hết mỗi câu nói của người chủ quán đều có một tiếng “rồi”. Nếu tôi ghi nhớ sai, ấy là vì đã quá chú ý đến tiếng đó. Nhưng hay nhất, ngộ nhất lại là cái tiếng “rồi” tưởng tượng phát ra từ mỗi cử chỉ. Mỗi cử chỉ - ngắt cọng rau, xóc mớ hủ tiếu v.v. - đến chỗ sau cùng thường được gằn mạnh. Như thể một tiếng “rồi” phát ra bằng động tác thay vì bằng âm thanh: Một tiếng câm.
Dầu sao lần ấy tôi không có một đối tượng quan sát im lặng như ông Bình Nguyên Lộc; nhưng các lần sau này thì họ im lặng.
Sau buổi trưa ở Cần Thơ, về Sài Gòn những lần vào quán hủ tiếu, tôi sực nhớ hình ảnh nọ, và tò mò nhìn theo chủ quán: thỉnh thoảng lại gặp những điệu bộ ấy. Có khi ở một người đàn bà, có khi ở một người đàn ông đứng tuổi. Họ nhanh nhẹn, mau mắn; nhưng cái đặc biệt là, trong cử chỉ, họ như muốn nhấn mạnh vào tính cách toàn hảo của những hoạt động rập ràng mau mắn ấy.
Những người ấy họ có cung cách làm việc giống nhau. Cung cách ấy, gọi nó ra sao? Tôi tìm một chữ để diễn tả. Tôi loay hoay tìm kiếm... A! Ðây rồi: “Rụp rụp”! Họ làm việc “rụp rụp”.
Chữ nghĩa sao mà thần tình. Lại chính là một tiếng địa phương ra đời ở miền Nam này. Thế mới biết sự xuất hiện của một tiếng nói mới không bao giờ là chuyện ngẫu nhiên, không lý do. Phải có một thực tại mới, đòi hỏi được mô tả sát đúng. Phải có một sự cần thiết réo gọi nó, đích danh nó.
“Rụp rụp” là một đáp ứng tài tình cho một đòi hỏi như thế. Làm rụp rụp không phải chỉ là làm mau mắn, mà còn với một vẻ hứng chí trong sự mau mắn.
- Nhưng tại sao lại bảo đó là của miền Nam? Ðâu phải người nào trong Nam cũng làm việc rụp rụp?
- Tất nhiên đó không phải là tác phong của toàn thể. Cũng không thể nào biết được là tác phong của một tỉ lệ người Nam lớn nhỏ ra sao. Có điều tác phong ấy không gặp thấy ở các miền ngoài. Vả lại, còn có chuyện khác...
- Nào, xem chuyện khác có gì rõ rệt hơn chăng.
Trong một bài tục ca của Phạm Duy, có câu: “Người dân nhìn thoáng hết hồn luôn”, lại có câu: “Lệch đi thì chết, cấm sờ luôn”. Những tiếng “luôn” dùng kiểu đó không có trong ngôn ngữ các miền ngoài.
Cũng thế, ở ngoài Trung mỗi khi xe đò dừng lại dọc đường, hành khách lên xe xong, anh “ết” hô to cho tài xế nghe: “Chạy!”; ở trong Nam, anh ta hô: “Chạy luôn!”.
Tại sao lại luôn? Những tiếng “luôn” ấy không có nghĩa, nhưng dĩ nhiên không phải không có công dụng. Trái lại, công dụng đó thường khi khiến nó còn được xem trọng hơn những tiếng có nghĩa rõ rệt đứng trước nó. Chẳng hạn trong trường hợp “chạy luôn”: tiếng “chạy” hô phớt qua, tiếng “luôn” được gằn mạnh. Người ta nghe “Ch... luôn!”; có khi chỉ nghe có một tiếng “Luôn!”.
Không chừng đó cũng là trường hợp đã xảy đến cho tiếng “vô”. Mời nhau uống rượu, anh em hô: “Dô!” Có lẽ thoạt tiên là tiếng “nhậu vô”, “uống vô” chăng? Dần dần tiếng trước bị lướt phớt qua rồi bị bỏ rơi. Chỉ còn lại tiếng sau; từ một tiếng trợ từ, nó tiến lên nhận lấy cái nghĩa của các tiếng nhậu, uống.
Trong “chạy luôn”, nghĩa ở tiếng chạy; trong “hết hồn luôn”, nghĩa ở hết hồn; trong “nhậu vô”, nghĩa ở nhậu v.v. Còn tiếng “luôn”? Nó thêm vào một thái độ phát biểu, không thêm gì vào cái ý nghĩa đã phát biểu. Trong “chạy luôn” chẳng hạn, “luôn” là một tiếng kêu hơn là một tiếng nói: nó phát lên để tỏ thái độ thúc giục, nó không nói gì về cái nội dung của sự thúc giục ấy. Nó có công dụng về ngữ khí, chứ không phải về ngữ ý.
Như vậy trong cách nói này cái nội dung, cái cần thiết, đôi khi bị lướt qua; cái phụ, có phần thừa thãi, lại được nhấn mạnh.
Lại cái thừa thãi.
Trong cử chỉ, một chút gì thừa, vượt quá sự cần thiết; trong lời nói, cũng một chút gì thừa, vượt quá sự cần thiết. Cử chỉ và lời nói đều được phóng đại lên...
- Vẫn không có gì rõ rệt.
- Không rõ, về mặt nào?
- Một dấu hiệu để phân biệt bản sắc địa phương như vậy không mấy cụ thể.
- Thực ra ở đây vấn đề không phải là đi tìm một dấu hiệu phân biệt. Cái đó đâu cần tìm kiếm nữa? Ðã có sự khác nhau thật rõ ràng, thật cụ thể, ấy là cái chỉ số sọ của ông Bình Nguyên Lộc: cuộc di cư của nhóm Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Ðịch làm cho đồng bào ta ở miền Nam có xương sọ hơi dài thêm.(2) Kẻ Nam người Bắc tha hồ yên lặng, ông Bình Nguyên Lộc đo đạc là biết ngay.
Vậy ở đây không có chuyện tìm một dấu hiệu phân biệt. Chẳng qua là chộp bắt một nét cá tính phản ảnh trong phong cách, ngôn ngữ. Và hình như sự phản ảnh không dừng lại ở vài tiếng trợ từ, ở mấy điệu bộ. Hình như trên sân khấu cải lương, một bộ môn nghệ thuật của miền Nam, chúng ta có cảm tưởng nhận thấy cá tính ấy xuất lộ ở phong cách diễn xuất...
- Cảm tưởng? Không có gì rõ rệt.
- Quả nhiên.
Võ Phiến
Đọc, và vừa đọc vừa xuýt xoa, y như vừa ăn được một món gì rất ngon, nước miếng ứa đến tận chân răng. Vì ông viết hay quá!
Sao mà hay? Well, tôi mà tả ra thì chi bằng giết luôn bài văn của ông đi còn hơn. Một bài như thế thì cách tốt nhất để "hưởng thụ" nó là, well, đọc nó.
Vâng, đọc đi các bạn. Mà này, đọc chầm chậm thôi nhé. Cứ nhẩn nha từng câu, từng chữ, để cái hay, cái tinh tế, cái ý nhị của tác giả thấm dần vào đầu lưỡi, chân răng, cho nước miếng túa ra, cho nước mắt nước mũi ràn rụa vì cay tê, để xuýt xoa ngon quá, ngon quá.
PS: Tôi vẫn sẽ viết về Võ Phiến. Dù chưa biết bao giờ. Vì không thể không viết, giống như người ăn một món gì ngon, không thể không quảng cáo cho người khác.
-----------------------
Tùy Bút Võ Phiến – Rụp Rụp
Tưởng Năng Tiến, viết từ California
2015-09-30
2015-09-30
L.T.Đ: Từ California, nhà văn Phạm Xuân Đài vừa cho biết một tin buồn:
“ Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi...
Nhà văn Võ Phiến là một tác giả quan trọng của văn học Việt Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Trước 1975 ông là công chức thuộc bộ Thông Tin của Miền Nam, và đã cộng tác với tạp chí Bách Khoa cho đến 1975 với bút danh Tràng Thiên (một bút danh chung cho nhiều tác giả, nhưng từ sau 1965 hầu như chỉ dành cho một mình ông). Ông sang Hoa Kỳ từ 1975 và làm việc cho tòa Hành Chánh quận Los Angeles, California cho đến ngày về hưu. Tại hải ngoại, ông vẫn tiếp tục viết sách và cộng tác với các tạp chí văn học. Từ cuối thập niên 1970 ông đã chủ trương tờ Văn Học Nghệ Thuật, là tiền thân của tạp chí Văn Học sau này.
Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận và phê bình văn học. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ Tình, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà...; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v... Tại hải ngoại, ông đã bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đã bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975.”
Để tưởng niệm một vì sao vừa khuất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một tuỳ bút tiêu biểu của ông. Bài viết này được trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng xuất bản lần vào năm 1973.
Tưởng Năng Tiến
------------------
Ông Bình Nguyên Lộc quả quyết rằng trong một bàn ăn mười ba người, gồm mười hai người Việt và một người Hoa, đồng vóc dáng, đồng trang phục, ngồi im không nói, ông cũng phân biệt được kẻ Việt người Hoa.
Như vậy đã là tài, nhưng ông còn đi xa hơn: có thể nhìn hình dáng mà phân biệt được người Tàu Phúc Kiến với người Tàu Quảng Ðông, người Tàu tỉnh này với người Tàu tỉnh khác.(1)
Cũng trong quán ăn, trong khi chờ đợi tô hủ tiếu, tôi có dăm ba lần theo dõi cử chỉ của người làm bếp, và chợt lấy làm ngạc nhiên về một nhận xét. Không phải ngạc nhiên về chuyện suy tưởng nhân chủng ưa liên quan với các tiệm ăn quán nhậu. Mà là vì tôi có cảm tưởng đôi khi có thể nhìn mà phân biệt một người Việt miền Nam với một người Việt miền Trung, tức một đồng bào ở miền ông Bình Nguyên Lộc với một đồng bào ở miền tôi. Nói cách khác, tôi có cảm tưởng mình cũng... tài giỏi như ông Bình Nguyên Lộc: cái mới kỳ cục!
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
Ngôi quán khá chật và tối. Giữa trưa, trong quán vẫn có ngọn điện vàng cạch thả toòng teng trên đầu người chủ. Người này mặc mai-ô quần lính, đầu đội chiếc mũ địa phương quân rộng vành, chân mang đôi giày da đen, không vớ. Tại sao phải giày và mũ trong một chỗ kín như thế? Có thể chỉ là một thói quen, hay chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên nào đó, tức một chi tiết không có ý nghĩa gì. Tuy vậy tôi vẫn ghi lại, vì hình ảnh ấy tưởng còn hiển hiện trước mắt tôi lúc này. Hình ảnh một người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, và làm việc hào hứng.
Mỗi người có một cách biểu lộ sự hào hứng. Riêng cái cách của người chủ quán hôm ấy, trời ơi, trông mà mê. Hai tay ông ta thoăn thoắt: chặt khúc xương, xắt lát thịt, gắp mớ ớt, múc vá nước từ trong thùng đổ ra tô, xóc xóc mớ hủ tiếu vừa mới trụng qua nước sôi, rắc một tí tiêu bột v.v. Tất cả bấy nhiêu cử chỉ đều rập ràng, hơi có vẻ nhún nhẩy. Mỗi cái quơ tay, cái nhấc lên hạ xuống đều như có gì quá mức cần thiết một chút. Mỗi cử chỉ bao hàm bảy tám phần cần thiết, lại thêm vài ba phần thừa thãi, chỉ để cho đẹp mắt, để biểu diễn sự thích thú trong công việc. Ðộng tác nghề nghiệp gần chuyển thành sự múa men. Một điệu vũ ca ngợi lao động.
Ðứng bên chủ quán là bà vợ, tôi đã tưởng bà làm công việc chạy bàn. Nhưng không: Lúc một cậu bé gầy gầy cưỡi chiếc xe đạp vụt về trước cửa, xách vào cục nước đá, thì đã rõ đây mới là người chạy bàn chính thức; người đàn bà chỉ tạm thời thay thế cậu ta trong chốc lát.
Khi đã đủ một vợ một con bên mình, chủ quán điều động càng hào hứng:
- Bàn trong. Một nhỏ một lớn. Rồi! Bưng.
- Bàn ngoài, số một. Tô lớn, khô. Rồi! Bưng, bàn số một.
- Bàn số ba tính tiền. Tám chục với ba lăm là trăm mười lăm. Trăm mười lăm với tám đồng là trăm hăm ba. Trăm rưởi trừ trăm hăm ba, còn lại...
Bà vợ nhắc:
- Hăm bảy.
- Hăm bảy. Nè!
Ông ta đưa món tiền lẻ, cậu con mang ra cho khách. Rảnh tay, ông ta chặt một miếng cánh gà, nho nhỏ, quăng gọn vào mồm, nhai. Lại nhanh nhẹn chặt luôn miếng khác, trao cho vợ. Người đàn bà thụt né vào sau cánh cửa; ăn xong lại ló ra, sẵn sàng...
- Tô nước, tô khô. Bàn số hai. Rồi!
Cứ thế, chủ quán làm việc, cắt đặt công việc, điều khiển vợ con v.v., điệu bộ vẫn lại cứ như có gì thừa thãi một chút. Bảy tám phần cần thiết, đôi ba phần để bày tỏ sự hài lòng, để biểu diễn sự hoạt động ăn khớp của một tổ chức hoàn hảo, một bộ máy hợp khuôn rập, chạy đều ro ro.
Vừa rồi có lẽ đã có sự lạm dụng: hầu hết mỗi câu nói của người chủ quán đều có một tiếng “rồi”. Nếu tôi ghi nhớ sai, ấy là vì đã quá chú ý đến tiếng đó. Nhưng hay nhất, ngộ nhất lại là cái tiếng “rồi” tưởng tượng phát ra từ mỗi cử chỉ. Mỗi cử chỉ - ngắt cọng rau, xóc mớ hủ tiếu v.v. - đến chỗ sau cùng thường được gằn mạnh. Như thể một tiếng “rồi” phát ra bằng động tác thay vì bằng âm thanh: Một tiếng câm.
Dầu sao lần ấy tôi không có một đối tượng quan sát im lặng như ông Bình Nguyên Lộc; nhưng các lần sau này thì họ im lặng.
Sau buổi trưa ở Cần Thơ, về Sài Gòn những lần vào quán hủ tiếu, tôi sực nhớ hình ảnh nọ, và tò mò nhìn theo chủ quán: thỉnh thoảng lại gặp những điệu bộ ấy. Có khi ở một người đàn bà, có khi ở một người đàn ông đứng tuổi. Họ nhanh nhẹn, mau mắn; nhưng cái đặc biệt là, trong cử chỉ, họ như muốn nhấn mạnh vào tính cách toàn hảo của những hoạt động rập ràng mau mắn ấy.
Những người ấy họ có cung cách làm việc giống nhau. Cung cách ấy, gọi nó ra sao? Tôi tìm một chữ để diễn tả. Tôi loay hoay tìm kiếm... A! Ðây rồi: “Rụp rụp”! Họ làm việc “rụp rụp”.
Chữ nghĩa sao mà thần tình. Lại chính là một tiếng địa phương ra đời ở miền Nam này. Thế mới biết sự xuất hiện của một tiếng nói mới không bao giờ là chuyện ngẫu nhiên, không lý do. Phải có một thực tại mới, đòi hỏi được mô tả sát đúng. Phải có một sự cần thiết réo gọi nó, đích danh nó.
“Rụp rụp” là một đáp ứng tài tình cho một đòi hỏi như thế. Làm rụp rụp không phải chỉ là làm mau mắn, mà còn với một vẻ hứng chí trong sự mau mắn.
- Nhưng tại sao lại bảo đó là của miền Nam? Ðâu phải người nào trong Nam cũng làm việc rụp rụp?
- Tất nhiên đó không phải là tác phong của toàn thể. Cũng không thể nào biết được là tác phong của một tỉ lệ người Nam lớn nhỏ ra sao. Có điều tác phong ấy không gặp thấy ở các miền ngoài. Vả lại, còn có chuyện khác...
- Nào, xem chuyện khác có gì rõ rệt hơn chăng.
Trong một bài tục ca của Phạm Duy, có câu: “Người dân nhìn thoáng hết hồn luôn”, lại có câu: “Lệch đi thì chết, cấm sờ luôn”. Những tiếng “luôn” dùng kiểu đó không có trong ngôn ngữ các miền ngoài.
Cũng thế, ở ngoài Trung mỗi khi xe đò dừng lại dọc đường, hành khách lên xe xong, anh “ết” hô to cho tài xế nghe: “Chạy!”; ở trong Nam, anh ta hô: “Chạy luôn!”.
Tại sao lại luôn? Những tiếng “luôn” ấy không có nghĩa, nhưng dĩ nhiên không phải không có công dụng. Trái lại, công dụng đó thường khi khiến nó còn được xem trọng hơn những tiếng có nghĩa rõ rệt đứng trước nó. Chẳng hạn trong trường hợp “chạy luôn”: tiếng “chạy” hô phớt qua, tiếng “luôn” được gằn mạnh. Người ta nghe “Ch... luôn!”; có khi chỉ nghe có một tiếng “Luôn!”.
Không chừng đó cũng là trường hợp đã xảy đến cho tiếng “vô”. Mời nhau uống rượu, anh em hô: “Dô!” Có lẽ thoạt tiên là tiếng “nhậu vô”, “uống vô” chăng? Dần dần tiếng trước bị lướt phớt qua rồi bị bỏ rơi. Chỉ còn lại tiếng sau; từ một tiếng trợ từ, nó tiến lên nhận lấy cái nghĩa của các tiếng nhậu, uống.
Trong “chạy luôn”, nghĩa ở tiếng chạy; trong “hết hồn luôn”, nghĩa ở hết hồn; trong “nhậu vô”, nghĩa ở nhậu v.v. Còn tiếng “luôn”? Nó thêm vào một thái độ phát biểu, không thêm gì vào cái ý nghĩa đã phát biểu. Trong “chạy luôn” chẳng hạn, “luôn” là một tiếng kêu hơn là một tiếng nói: nó phát lên để tỏ thái độ thúc giục, nó không nói gì về cái nội dung của sự thúc giục ấy. Nó có công dụng về ngữ khí, chứ không phải về ngữ ý.
Như vậy trong cách nói này cái nội dung, cái cần thiết, đôi khi bị lướt qua; cái phụ, có phần thừa thãi, lại được nhấn mạnh.
Lại cái thừa thãi.
Trong cử chỉ, một chút gì thừa, vượt quá sự cần thiết; trong lời nói, cũng một chút gì thừa, vượt quá sự cần thiết. Cử chỉ và lời nói đều được phóng đại lên...
- Vẫn không có gì rõ rệt.
- Không rõ, về mặt nào?
- Một dấu hiệu để phân biệt bản sắc địa phương như vậy không mấy cụ thể.
- Thực ra ở đây vấn đề không phải là đi tìm một dấu hiệu phân biệt. Cái đó đâu cần tìm kiếm nữa? Ðã có sự khác nhau thật rõ ràng, thật cụ thể, ấy là cái chỉ số sọ của ông Bình Nguyên Lộc: cuộc di cư của nhóm Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Ðịch làm cho đồng bào ta ở miền Nam có xương sọ hơi dài thêm.(2) Kẻ Nam người Bắc tha hồ yên lặng, ông Bình Nguyên Lộc đo đạc là biết ngay.
Vậy ở đây không có chuyện tìm một dấu hiệu phân biệt. Chẳng qua là chộp bắt một nét cá tính phản ảnh trong phong cách, ngôn ngữ. Và hình như sự phản ảnh không dừng lại ở vài tiếng trợ từ, ở mấy điệu bộ. Hình như trên sân khấu cải lương, một bộ môn nghệ thuật của miền Nam, chúng ta có cảm tưởng nhận thấy cá tính ấy xuất lộ ở phong cách diễn xuất...
- Cảm tưởng? Không có gì rõ rệt.
- Quả nhiên.
Võ Phiến
1. Một tiểu luận nghiên cứu ngôn ngữ học, nho nhỏ thôi...Mình là dân Văn, chỉ cảm nhận được chút dí dỏm, không hơn. Tiếc chưa thấy tác giả nói gì về tiếng Bắc (?)
Trả lờiXóa2. Câu này mình chậm hiểu: "cuộc di cư của nhóm Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Ðịch làm cho đồng bào ta ở miền Nam có xương sọ hơi dài thêm".
Em suy luận. Cụ đề cao vai trò sự dư cư của con cháu người Hoa khi bị nhà Thanh săn lùng. Vì họ khai hoang xây dựng kinh tế tổ chức xã hội Nam Kì lục tỉnh thành xã hội văn minh thời đó. Theo thuyết tiến hóa và triết học duy vật biện chứng: lao động giúp con người phát triển và hoàn thiện hơn ạ. Ít nhất là Sọ sẽ to dài hơn. Vì các chi phát triển não bộ suy nghĩ nhiều. Hoặc người Hoa to cao hơn người Nam Việt họ hòa nhập xã hội miền Nam. Họ lấy nhau và cải thiện giống nòi ta. Hoặc là người Hoa làm cho người Nam phải thay đổi để tồn tại và phát triển ạ. Nếu không muốn bị chọn lọc loại bỏ trên mảnh đất của mình ạ. Kaka em hiểu sao chia sẻ thế ạ. Vì không phải chuyên ngành.
Trả lờiXóa1. Tác giả viết "Trong “chạy luôn”, nghĩa ở tiếng chạy; trong “hết hồn luôn”",- chưa thuyết phục mấy... Thực ra "chạy" là động từ (verb), "luôn" là trợ động từ (adverb). Luôn có nghĩa xác định là "không chần chờ nữa, đi liền / at once... sao có thể gọi luôn là "ngữ khí" được. Trong ngôn ngữ học có tình huống tiền giả định, kinh nghiệm, bác tài chỉ cần nghe tiếng "luôn" thì quen rồi biết là hô "chạy". Người nói và người nghe cùng ở một hoàn cảnh quen thuộc, cùng hiểu sẵn rồi.
Trả lờiXóa2/ Tác giả nói về sức ảnh hưởng của người Hoa trên người Nam cường điệu quá đà và có lẽ cũng nói rỡn cho zui thôi. Vụ này phải dùng khoa học để bàn và phải đủ dữ kiện. Bạn Ale Vina cũng nói cho vui. Xin hỏi người Nam trộn huyết với người Hoa được bao nhiêu % dân số, qua mấy F ? Theo kinh nghiệm của tui thì số này rất ít. Căn bản tư chất người Nam vẫn như tổ tiên là người Bắc và Trung di chuyển vô Nam mới vài thế kỷ, thay đổi chỉ vài nét tính cách thôi, vẫn là "đại đồng tiểu dị".
Biết nói thế nào anh GNLT nhỉ? Tiếng Anh có câu: One man's meat is another man's poison. Chắc có thể dịch sang tiếng Việt bằng câu hay được dùng trong mấy cái quảng cáo tìm người yêu của thời trước năm 1875: Xấu đẹp tùy người đối diện.
Trả lờiXóaNói chứ, bài này PA không thấy hay về ngôn ngữ hay dí dỏm đâu (mặc dù cũng có nhưng không phải là điểm chính) mà là sự quan sát tinh tế, và sự mô tả quá chính xác và tài tình sự khác biệt của người miền Tây khi họ lao động (buôn bán, nhất là bán quán ăn). Nó cũng nói lên tính cách của họ nữa: Làm gì cũng phải thừa thãi chút xíu, có những việc không cần thiết (cả ngôn từ cũng không cần thiết, như là "luôn", đặc biệt là "rồi") nhưng họ vẫn cứ làm, vì họ thích như thế. Và trời ơi, tuyệt nhất là 2 từ "rụp rụp", nó quá hay, không thể dùng từ nào khác hơn được.
Nó cũng giống như một số cụm từ khác: té cái bịch (ngã nặng, đau); làm cái một (làm nhanh); bay (cái) chéo ... quá tượng thanh tượng hình, và thể hiện toàn bộ tính cách người miền Nam: Nhanh, gọn, không rườm rà màu mè về ngôn từ, và ẩu, không suy xét kỹ lưỡng, nhưng thoải mái tự tin và ... tặc lưỡi, thôi kệ ...
Hay quá là hay, nhưng chắc chỉ có ai sống với dân miền Nam (thuần chất) trước năm 1975 mới thấy rõ. Giờ thì pha trộn hết rồi, chắc vậy .... Uổng thiệt, trời!
Sorry, 1975, không phải 1875,
XóaMình ít biết về văn chương Võ Phiến, vì thế hơi thất vọng với lời Dẫn của Tưởng Năng Tiến "một tuỳ bút tiêu biểu của ông" (VP)- trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng xuất bản lần vào năm 1973... Mình thích tìm hiểu về miền Nam, vì thế ban đầu háo hức, sau thất vọng. Vài từ ngữ, dáng điệu của người chủ quán hủ tíu là rất nhỏ trong khối lượng phương ngôn Nam bộ (miền tây) chưa vội khái quát tính cách... Chuyện đó dài nhiều tập, thôi mình không bàn thêm. Cái việc mình bức xúc nhất là VP nói chuyện Bình Nguyên Lộc đi lấy dây đo chỉ số sọ 13 người ngồi quán, vừa phi khoa học vừa tiếu lâm quá. Chủ blog chưa giaỉ thích cho mình hiểu "cuộc di cư của nhóm Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Ðịch làm cho đồng bào ta ở miền Nam có xương sọ hơi dài thêm". ông VP ca tụng quá đáng nhóm người Hoa phản Thanh phục Minh dạt về miền Nam Việt Nam thực là hồ đồ, khiến người Việt như mình phẫn nộ. Số lượng ngừơi Hoa ấy là bao nhiêu, tỷ lệ người Nam trộn huyết bao nhiêu (theo mình là rất ít)- chủ blog chẳng giải thích chút nào cho mình mở rộng tầm mắt . Và câu kết của chủ blog khiến mình giật mình "sau 1975...Giờ thì pha trộn hết rồi, chắc vậy .... Uổng thiệt, trời!". Lại băn khoăn, sau 1954 một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam có gây ra "pha trộn hết rồi" được không ? có "uổng thiệt" không? chủ blog oán trách rằng Sau 1975 người Bắc vô Nam gây ra "pha trộn hết rồi" ư? thiệt không ? Nhưng nét đặc biệt của phương ngữ Nam bộ mà VP nêu ra bây giờ vẫn thế thôi, chẳng thay đổi chi mấy. Có lẽ thế này: từ ngữ người Nam bộ bổ sung thêm vốn từ miền Băc, mình nhấn mạnh "bổ sung" chứ không thay thế nha...Nước Hoa Kỳ có biết bao nhiêu ngôn ngữ dân tộc gom góp chung vào, qua nhiều thập kỷ, giai đoạn, người Mỹ có than phiền như bà chủ bLog không ?- mình nghĩ là không. Mình là dân Bắc vô Nam bộ 1975 bây giờ cũng "Nam bộ hóa ngôn từ" và cả tính cách nhiều lắm, mình không hề biết điều đó. Những lần ra Bắc (thăm cố hương, công tác, học tập, du lịch) nghe những người ngoài ấy cười cười nhận xét mình mới biết đấy.
Trả lờiXóaGiữa thế kỷ XVII, người Mản Châu vượt Vạn Lý Trường Thành, xâm chiếm Trung quốc, lật đổ triều Minh, lập nên nhà Đại Thanh. Nhiều nhóm quan quân trung thành với nhà Minh nổi dậy chống lại, tạo nên phong trào phản Thanh phục Minh rất rầm rộ nhưng thất bại. (…). Năm 1679 thuộc hạ của Trịnh Thành Công ở Đài Loan là tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch, Phó tướng Hoàng Tiến và Tổng Binh Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình, đem binh lính và quyến thuộc hơn 3,000 người trên 50 chiến thuyền chạy vào đậu dọc theo bờ biển từ cửa Eo đến cửa Đà Nẳng để xin tị nạn. Chúa Nguyễn sai quân tướng đưa hai đoàn thuyền vào định cư nơi miền Đông Nam phần ngày nay, và đưa thư yêu cầu đệ nhị vương Chân Lạp Nặc Ông Nộn chia cấp đất đai cho họ. Trần Thượng Xuyên định cư ở Biên Hòa, tập trung người Hoa xây dựng Cù lao Phố, giữa sông Đồng Nai phía nam tỉnh lỵ Biên Hòa ngày nay, thu hút người Âu châu, người Nhật, người Tàu.... đến mua bán càng ngày càng phát triển, phồn thạnh, trở thành trung tâm điểm thương nghiệp của xứ Nam Kỳ cho đến khi quânTây Sơn vào chiếm đóng và tàn phá. Ở Mỹ Tho, Dương Ngạn Địch và thuộc hạ cũng lập Mỹ Tho Đại Phố, tàu thuyền lui tới đông đúc, lại nhóm họp người Tàu, người Miên, người Việt, vỡ đất làm ruộng, chia lập trang trại, xây dựng phố chợ. Năm 1671 Mạc Cửu quê ở phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, nguyên là một chủ thuyền buôn rất hoạt động, từng cộng tác mật thiết với Trịnh Thành Công, thấy việc phục Minh bất thành bèn đem gia quyến và thuộc hạ 400 người đi trên một đoàn thuyền đến Oudong đầu phục vua Chân Lạp. Ông làm quan ở đây được 10 năm rồi xin vua Chân Lạp cho đến khai mở đất sình lầy Panthiamas ven vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất còn hoang vu chỉ có một số dân Miên nghèo khổ làm nghề đánh cá, săn bắn và đám hải tặc lập căn cứ. Mạc Cửu là người giỏi tổ chức, chiêu mộ người Hoa đến lập sòng bài, mở phố thị thành lập 7 xã. (…)
Trả lờiXóaNhư vậy vào hậu bán thế kỷ XVII trên vùng đất hảy còn hoang sơ của Nam Việt, có 3 tập đoàn người Hoa có tổ chức đến khai mở và tạo nên ba vùng trù phú là Biên Hòa, Mỹ Tho và Hà Tiên. Thủ lãnh 3 khu nầy có quân đội riêng, đảm trách việc trị an và gần như tự trị về mọi mặt. Họ sống trên đất thuộc vương triều Chân Lạp nhưng họ trung thành với Chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Trong 120 năm tiếp theo đó, cho đến khi vua Gia Long băng hà vào năm 1820, người Việt, người Hoa, người Miên cùng sống trên một dảy đất nhưng người Hoa có khuynh hướng gôm vào thành những tụ điểm dân cư, chuyên buôn bán và làm nghề thủ công; người Việt hăng hái bung rộng ra đến những những vùng hẻo lánh, xa xôi, qui dân lập ấp, khai khẩn các dải đất màu mở ven sông; người Miên thì co cụm lại trong những sóc riêng và canh tác trên các vùng đất giòng cao
(Nguồn: dongnaicuulongucchau.org.au/tapsan01/.../nc_nguoihoataimiennam.pdf)
Người Hoa duy trì một lối sống khép kín, khó có thể tìm hiểu sâu xa và cặn kẻ những sinh hoạt bình thường của họ trong kinh doanh và hội đoàn. Họ chỉ lập gia đình với những người cùng chủng tộc, nói một ngôn ngữ riêng và duy trì những quan hệ tách biệt hẳn với phần còn lại của dân tộc. Rất khó có con số chính xác về những hoạt động kinh doanh của họ để có thể tiên đoán những diễn biến của nền kinh tế hay hoạch định những dự án phát triển lâu dài trên qui mô toàn quốc. Cũng phải nhắc đến lối sống ích kỷ và vô trách nhiệm của một số nhỏ người Hoa, trong bối cảnh kinh tế khó khăn của Việt Nam, hoạt động kinh doanh bằng những thủ đoạn bất chính như kết bè phái lũng đoạn thị trường, duy trì độc quyền, đầu cơ tích trữ, làm giá, đút lót, mua chuộc nhân sự trong chính quyền, khuyến khích tham nhũng v.v.
(nguồn: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=412899
Tác gỉa Nguyễn Văn Huy, tựa sách: NGƯỜI HOA TẠI VIỆT NAM
Qua hai đoạn trích trên, mình rút ra hai điều:
- Số lượng người Hoa kiều không nhiều so với dnâ địa phương
- Người Hoa không có xu hướng trộn huyết với dân Nam
Do đó Võ Phiến nói chuyện Tưởng Năng Tiến biết sọ người Nam dài ra là nhờ người Hoa là nói tào lao cho vui.
GNLT