Tình cờ nhìn thấy trên trang Báo Thiếu Nhi (một nhóm đóng, dành cho những người được mời tham gia dự án Báo Thiếu Nhi do LM Thanh AN chủ xướng) hình vẽ tập truyện ngắn Tơ Trời của tác giả Tỷ Tỷ do họa sĩ Vy Vy vẽ năm 1969, tôi bỗng thấy tim mình thót lại và cả một trời ký ức ồ ạt đổ về.
Giật mình, vì với tôi 4 từ Tỷ Tỷ - Tơ Trời cùng cái bìa tập truyện ngắn ấy vô cùng thân thiết trong ký ức tuổi thơ của tôi. Hồi ấy, các ấn phẩm của tờ Tuổi Hoa là những món ăn tinh thần không thể nào thiếu của bọn trẻ con chúng tôi. Tôi vẫn nhớ hàng tuần bọn tôi thường được ba tôi dẫn đi Sài Gòn dạo phố, và thế nào cũng vào Nhà Sách Khai Trí trên đường Lê Lợi. Nơi ấy là một thiên đường của những người yêu sách; ba tôi thì chúi mũi vào các sách triết học, lịch sử, địa lý vv, còn bọn tôi thì chắc chắn lê lết ở khu vực sách thiếu nhi. Và trong số những ấn phẩm dành cho thiếu nhi thời ấy, không thể không có các ấn phẩm của Tuổi Hoa.
Tơ Trời của Tỷ Tỷ là một trong những ấn phẩm mà tôi đã mua từ thời ấy. Đọc, và rất thích, đặc biệt là thích hai từ Tơ Trời. Tơ trời, tức là những đám mây nhẹ nhàng với màu trắng phớt hồng, như những đám bông bồng bềnh phiêu dạt .... Đám mây ấy cứ trôi, trôi mãi ... trôi qua dải Trường Sơn, nơi quê hương Việt Nam dấu yêu lúc ấy còn đang chịu cảnh chiến tranh, nồi da nấu thịt, tang tóc đau thương ....
"Tơ Trời ơi, cứ bay mãi và đừng bao giờ ngừng cánh."
Câu cuối cùng của mẩu truyện Tơ Trời là như thế. Một câu chuyện không có cốt truyện, không có nhân vật chính, chỉ là những chi tiết vụn ráp nối với nhau, và hình ảnh , những suy nghĩ tản mạn .... Nhưng rất nên thơ, và cũng rất buồn, và làm cho tâm hồn một đứa trẻ 9, 10 tuổi như tôi lúc ấy cứ bâng khuâng mãi ....
Chẳng biết có phải là vì ảnh hưởng của những ấn phẩm của Tuổi Hoa và các nhóm tương tự hay không, chỉ biết hồi nhỏ tôi mơ lớn lên sẽ thành nhà văn. Và hơn thế, tôi cũng đã viết nhiều, đăng trên báo tường (hồi ấy gọi là bích báo) của lớp, rồi sau đó còn mon men đăng báo nữa. Năm 13 tuổi, hồi còn học lớp 7 trường Gia Long, tôi đã có bài đầu tiên đăng trên báo Chính Luận, trang Mai Bê Bi (My Baby). Và, chẳng biết tác giả Tỷ Tỷ nào đấy có bao giờ biết điều này hay chăng, bút hiệu đầu tiên của tôi là ... vâng ạ, nó đó: Tơ Trời.
Tơ Trời ... Tơ Trời. Nó gợi cho tôi một cái gì đó thanh thoát, nhẹ nhàng, hướng thiện, và - vì câu truyện Tơ Trời của Tỷ Tỷ mà tôi có nhắc tới ở trên - nó cũng có một cái gì đó buồn buồn, kèm một niềm hy vọng mơ hồ về một tương lai tốt đẹp hơn. Nói gọn lại, nó đẹp đẽ một cách mơ hồ, buồn buồn nhưng không tuyệt vọng, và trên hết là một sự hướng thượng không ngừng. Và đó là lý do tại sao tôi chọn nó làm bút hiệu đầu tiên của tôi.
Rồi từ đó .... Thoắt một cái, hơn 40 năm vụt trôi qua, như một giấc mộng, đôi khi là mộng đẹp nhưng nhiều lúc cũng như một cơn ác mộng. Hai từ Tơ Trời mà thời ấy tôi mê mẩn không còn mấy ai dùng đến nữa (có lẽ người ta đã không còn mơ mộng như thời thơ ấu của tôi); tờ Tuổi Hoa cũng chỉ còn trong ký ức của những người thuộc thế hệ của tôi. Tưởng chừng nó sẽ vĩnh viễn chìm sâu trong tâm khảm của một thế hệ đã và đang qua đi. Nhưng không, nó vẫn còn đó, và sẽ được tái sinh qua nỗ lực của những người yêu con người và mong muốn vun đắp một cái gì đó tốt đẹp, hướng thượng và để lại cho tương lai. Qua dự án phục hồi tờ Tuổi Hoa thời ấy của LM Lê Ngọc Thanh mà tôi đã nói ở trên.
Vâng, Tơ Trời ơi, xin mãi bay và không bao giờ ngừng cánh.
-------------------
Đọc trọn truyện ngắn ấy ở đây, và các truyện khác trong tập truyện dễ thương ấy: http://tuoihoa.hatnang.com/node/1220
Giật mình, vì với tôi 4 từ Tỷ Tỷ - Tơ Trời cùng cái bìa tập truyện ngắn ấy vô cùng thân thiết trong ký ức tuổi thơ của tôi. Hồi ấy, các ấn phẩm của tờ Tuổi Hoa là những món ăn tinh thần không thể nào thiếu của bọn trẻ con chúng tôi. Tôi vẫn nhớ hàng tuần bọn tôi thường được ba tôi dẫn đi Sài Gòn dạo phố, và thế nào cũng vào Nhà Sách Khai Trí trên đường Lê Lợi. Nơi ấy là một thiên đường của những người yêu sách; ba tôi thì chúi mũi vào các sách triết học, lịch sử, địa lý vv, còn bọn tôi thì chắc chắn lê lết ở khu vực sách thiếu nhi. Và trong số những ấn phẩm dành cho thiếu nhi thời ấy, không thể không có các ấn phẩm của Tuổi Hoa.
Tơ Trời của Tỷ Tỷ là một trong những ấn phẩm mà tôi đã mua từ thời ấy. Đọc, và rất thích, đặc biệt là thích hai từ Tơ Trời. Tơ trời, tức là những đám mây nhẹ nhàng với màu trắng phớt hồng, như những đám bông bồng bềnh phiêu dạt .... Đám mây ấy cứ trôi, trôi mãi ... trôi qua dải Trường Sơn, nơi quê hương Việt Nam dấu yêu lúc ấy còn đang chịu cảnh chiến tranh, nồi da nấu thịt, tang tóc đau thương ....
"Tơ Trời ơi, cứ bay mãi và đừng bao giờ ngừng cánh."
Câu cuối cùng của mẩu truyện Tơ Trời là như thế. Một câu chuyện không có cốt truyện, không có nhân vật chính, chỉ là những chi tiết vụn ráp nối với nhau, và hình ảnh , những suy nghĩ tản mạn .... Nhưng rất nên thơ, và cũng rất buồn, và làm cho tâm hồn một đứa trẻ 9, 10 tuổi như tôi lúc ấy cứ bâng khuâng mãi ....
Chẳng biết có phải là vì ảnh hưởng của những ấn phẩm của Tuổi Hoa và các nhóm tương tự hay không, chỉ biết hồi nhỏ tôi mơ lớn lên sẽ thành nhà văn. Và hơn thế, tôi cũng đã viết nhiều, đăng trên báo tường (hồi ấy gọi là bích báo) của lớp, rồi sau đó còn mon men đăng báo nữa. Năm 13 tuổi, hồi còn học lớp 7 trường Gia Long, tôi đã có bài đầu tiên đăng trên báo Chính Luận, trang Mai Bê Bi (My Baby). Và, chẳng biết tác giả Tỷ Tỷ nào đấy có bao giờ biết điều này hay chăng, bút hiệu đầu tiên của tôi là ... vâng ạ, nó đó: Tơ Trời.
Tơ Trời ... Tơ Trời. Nó gợi cho tôi một cái gì đó thanh thoát, nhẹ nhàng, hướng thiện, và - vì câu truyện Tơ Trời của Tỷ Tỷ mà tôi có nhắc tới ở trên - nó cũng có một cái gì đó buồn buồn, kèm một niềm hy vọng mơ hồ về một tương lai tốt đẹp hơn. Nói gọn lại, nó đẹp đẽ một cách mơ hồ, buồn buồn nhưng không tuyệt vọng, và trên hết là một sự hướng thượng không ngừng. Và đó là lý do tại sao tôi chọn nó làm bút hiệu đầu tiên của tôi.
Rồi từ đó .... Thoắt một cái, hơn 40 năm vụt trôi qua, như một giấc mộng, đôi khi là mộng đẹp nhưng nhiều lúc cũng như một cơn ác mộng. Hai từ Tơ Trời mà thời ấy tôi mê mẩn không còn mấy ai dùng đến nữa (có lẽ người ta đã không còn mơ mộng như thời thơ ấu của tôi); tờ Tuổi Hoa cũng chỉ còn trong ký ức của những người thuộc thế hệ của tôi. Tưởng chừng nó sẽ vĩnh viễn chìm sâu trong tâm khảm của một thế hệ đã và đang qua đi. Nhưng không, nó vẫn còn đó, và sẽ được tái sinh qua nỗ lực của những người yêu con người và mong muốn vun đắp một cái gì đó tốt đẹp, hướng thượng và để lại cho tương lai. Qua dự án phục hồi tờ Tuổi Hoa thời ấy của LM Lê Ngọc Thanh mà tôi đã nói ở trên.
Vâng, Tơ Trời ơi, xin mãi bay và không bao giờ ngừng cánh.
-------------------
Đọc trọn truyện ngắn ấy ở đây, và các truyện khác trong tập truyện dễ thương ấy: http://tuoihoa.hatnang.com/node/1220
Cảm ơn chị. Hồi con nít, "Thuở mơ làm văn sĩ" của nhà văn Nhật Tiến là "sách gối đầu giường", cùng với Bồn Lừa của Duyên Anh, tôi từng "Mơ làm người Quang Trung"... Cảm ơn chị, cảm ơn các anh, chị, cảm ơn Lm Thanh đã cho tôi cơ hội - như lời của chị PA: xin mãi bay và không bao giờ ngừng cánh...
Trả lờiXóa