Bài đã đăng trên Tập san GHXHCG số 17, có thể tải tại đây: https://songductin20.files.wordpress.com/2015/05/so-17-web.pdf
--------------
Có một bài thơ tôi đã đọc khi còn là sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ văn nước ngoài của trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, cách đây đã gần 40 năm. Nó có cái tựa chỉ một từ ngắn ngủn: Trees (cây), mà khi dịch sang tiếng Việt chắc chắn người ta phải thêm vào một chữ để nghe khỏi cộc lốc: Cây xanh.
Bài thơ ấy đã được viết cách đây hơn 100 năm rồi, chính xác là vào năm 1913. Tác giả của bài thơ là Joyce Kilmer, một nhà thơ người Mỹ, một chiến sĩ đã từng chiến đấu trong thế chiến thứ nhất và hy sinh trước khi cuộc chiến kết thúc không lâu. Ông viết không nhiều, và thơ của ông không được đánh giá quá cao về giá trị nghệ thuật. Ngay cả Trees, bài thơ được biết đến nhiều nhất của ông, cũng bị các nhà phê bình chê là ngô nghê, đơn điệu, và mang quan niệm "văn dĩ tải đạo" quá lộ liễu. Thậm chí, tên nhà thơ còn được đặt cho một cuộc thi thơ ... dở hàng năm tại trường đại hoc Columbia nơi ông đã theo học lúc sinh thời. Cuộc thi có tên là Joyce Kilmer Memorial Bad Poetry Contest (Cuộc thi thơ dở để tưởng niệm Joyce Kilmer), tồn tại đã gần 30 năm, từ năm 1986 đến nay. Và để tưởng niệm nhà thơ đã sáng tạo ra bài thơ ... dở nhất, người ta luôn kết thúc cuộc thi bằng việc đọc bài thơ Trees mà hầu như bất cứ người Mỹ nào cũng biết.
Bài thơ ấy dở như thế nào? Hãy xem những giòng nhận định về bài thơ Trees viết từ năm 1935 của Heywood Broun, nhà báo người Mỹ cùng thời với tác giả bài thơ. Broun viết:
Bài thơ Trees làm cho tôi phát cáu, bởi nó có những câu thơ sáo rỗng nhất đã từng được con người viết ra. Khi Kilmer viết câu "thơ được tạo ra bởi những kẻ ngu dốt như tôi", hẳn nhà thơ chẳng tin chút nào vào điều mình nói. [http://www.nytimes.com/1987/ 12/05/nyregion/about-new-york- no-not-a-curse-but-a-jersey- prize-for-worst-verse.html]
Câu thơ mà Broun nhắc đến trong nhận định trên thuộc hai câu thơ cuối của bài thơ Trees. Hai câu thơ ấy trong tiếng Anh là "Poems are made by fools like me/But only God can make a tree" ("thơ được tạo ra bởi những kẻ ngu dốt như tôi, nhưng chỉ có Chúa mới tạo ra được một cái cây). Hai câu thơ ấy vọng lại ý tưởng của hai câu đầu, cũng bị chê là không kém phần sáo rỗng, như thế này: "I think I shall never see/A poem as lovely as a tree" (tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ được thấy /một bài thơ đẹp như một cái cây). Hai câu thơ này không những sáo, mà còn ngô nghê nữa, vì sự so sánh quá khập khiễng: Làm gì có sự tương đồng nào giữa thơ và cây cối mà tác giả lại so sánh như vậy?
Nếu chỉ có 4 câu thơ ấy thôi thì có lẽ tác giả của bài thơ cũng không đến nỗi bị chọn để đặt tên cho giải thưởng thơ ... dở. Bài thơ còn có những lỗi về nghệ thuật khác, đặc biệt là về cách dùng phép so sánh, ẩn dụ và nhân hóa. Trong bài thơ, những cái cây được tả bằng những hình ảnh đứa trẻ há miệng ngoạm lấy bầu vú căng tròn của bà mẹ đất để hút sữa, tàn cây cả ngày nhìn lên trời với những cành lá như những cánh tay vươn lên trời cao như trong giây phút nguyện cầu. Những hình ảnh ấy đã bị các nhà phê bình chỉ ra một cách chế diễu rằng cái cây của Kilmer hẳn phải là một tạo vật kỳ quái khi cùng một lúc vừa có thể cúi mặt xuống ngậm bầu vú của mẹ đất lại vừa có thể ngước nhìn trời giơ tay cầu nguyện.
Quả là khi phân tích như trên thì bài thơ vô lý thật. Vậy mà khi vừa ra đời bài thơ Trees ngắn và đơn giản ấy đã được đón nhận rất nồng nhiệt. Bài thơ ngắn, chỉ gồm 6 khổ, mỗi khổ là 2 câu vần với nhau theo kiểu liên vận (hai câu liên tiếp có vần với nhau), tổng cộng chỉ có 12 câu. Nhiều nhà phân tích cho rằng bài thơ thành công phần lớn là vì nó gợi lên tình cảm tôn giáo vốn rất phổ biến tại nước Mỹ vào thời đầu thế kỷ 20. Chính những hình ảnh ước lệ, thiếu sáng tạo, thậm chí có thể bị xem là vô lý (đứa bé ngậm bầu sữa mẹ, người tín đồ ngửa mặt lên trời giơ tay cầu nguyện) bị các nhà phê bình chê bai ấy lại làm cho những người bình dân thấy dễ hiểu và dễ rung động. Bài thơ thường xuyên được đưa vào sách giáo khoa cho trẻ em học vì sự đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ của nó, và đã làm rung động con tim của biết bao thế hệ người Mỹ vì, theo lời của Holliday, nó "ngỏ lời bằng những giai điệu chân tình đến những tấm lòng đơn sơ nhất". Và, nói gì thì nói, Trees vẫn cứ là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất ở nước Mỹ và đem lại tên tuổi cho tác giả của nó.
Bài thơ Trees nổi tiếng ấy hầu như chưa bao giờ được nhắc đến tại Việt Nam, kể cả trong chương trình văn học Anh - Mỹ của các sinh viên chuyên ngữ tại các trường đại học. Tôi biết đến bài thơ này cũng chỉ do tình cờ đọc một tuyển tập thơ dành cho trẻ em Mỹ trong những ngày còn rảnh rang khi học năm thứ nhất đại học. Đọc bài thơ thấy thích ngay, nhưng khi đọc những bài phân tích phê bình rất có lý về bài thơ, tôi cũng cảm thấy giá trị (ít ra là giá trị nghệ thuật) của bài thơ có giảm đi đôi chút. Nhưng dù sao thì tôi cũng rất thích hai câu cuối, mà tôi đã từng dịch ra thành "Gã khờ cũng biết làm thơ/Cây xanh lá thắm phải chờ Chúa thôi". Dịch xong, cảm thấy sung sướng và hãnh diện lắm, vì vừa giữ được ý nghĩa của câu thơ, lại chuyển sang được thành câu thơ lục bát thuần Việt. Thậm chí còn tự nhủ, khi có dịp sẽ cố gắng dịch cả bài thơ ra để chia sẻ cho mọi người thưởng thức.
Tự nhủ như vậy, rồi quên đi. Đời sống bộn bề, bận rộn quay cuồng khiến tôi chẳng còn thời gian để ngắm nhìn bầu trời xanh hay tha thẩn dưới những tán cây tìm những bông hoa dại xinh xinh như thời còn bé. Tuy vậy, mỗi lần đi đến đâu mà nhìn thấy một cây cổ thụ cao lớn, thân đen nhám xù xì, lá xanh um vươn cao lên đến tận trời thì tôi lại nhớ đến hai câu thơ kia và thấy trong lòng dâng lên một niềm yêu mến và cả sự kính sợ nữa. Mặc dù tôi chẳng rõ tình cảm ấy là do đâu.
Nhưng hôm nay thì tôi đã hiểu rõ rồi. Hiểu tình cảm của tôi, và hiểu vì sao bài thơ lại được yêu thích, mến chuộng đến thế, mặc cho những lỗi nghệ thuật của bài thơ mà các nhà phê bình uyên bác đã chỉ ra. Tôi hiểu ra khi thấy sự phẫn nộ của dân chúng cả nước trước việc chính quyền Hà Nội quyệt định chặt bỏ nhiều ngàn cây cổ thụ trên gần 200 tuyến đường ở Hà Nội. Tôi cảm nhận sự đau đớn của mọi người - và cả chính tôi - khi nhìn thấy những hàng cây xanh xum thẳng đứng vươn cao giờ bị chặt ngang trơ gốc, thân tóe máu và tóc xanh rơi rụng khắp nơi. Đau như chính người thân của tôi bị chém.
Tôi bỗng hiểu ra tại sao bài thơ bị các nhà phê bình chê là thô thiển và sáo rỗng mà vẫn được mọi người yêu mến như vậy. Tình yêu thiên nhiên có lẽ đã được cài sẵn trong mỗi chúng ta như một bản năng, cũng như mỗi người sinh ra đều yêu mến mẹ cha và những người ruột thịt của mình Tôi hiểu ra rằng cũng như tôi, tác giả bài thơ Trees thực sự nhìn những cây xanh như những người anh em ruột thịt, và chẳng hề giả dối khi viết hai câu thơ "Gã khờ cũng biết làm thơ/Cây xanh lá thắm phải chờ Chúa thôi". Chẳng phải cây cối, cũng như con người, đều do Thiên Chúa tạo dựng đó sao? Nếu bảo vệ người thân là trách nhiệm đương nhiên của từng người, thì sao ta có thể thản nhiên khi thiên nhiên bị phá hủy?
"Một Ki-tô hữu mà không bảo vệ thiên nhiên, không để cho thiên nhiên phát triển, là một Ki-tô hữu không quan tâm đến sự sáng tạo của Thiên Chúa - sự sáng tạo sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại" - Đức Thánh cha Phan-xi-cô đã dạy như vậy trong một bài giảng vào tháng Hai vừa qua. [http://www.religionnews.com/ 2015/02/09/pope-francis- christian-not-protect- creation-not-care-work-god/]
Có một điều lâu nay tôi vẫn ngờ ngợ về tác giả của bài thơ, và tôi cần đi tìm lời khẳng định. Giờ thì tôi đã có thể khẳng định được rồi, vì tôi vừa đọc tiểu sử của tác giả: Joyce Kilmer là một người Công giáo.
Tôi cũng vừa tìm ra mối liên hệ trong phép so sánh của hai câu thơ "I think I shall never see/A poem as lovely as a tree" (tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ được thấy /một bài thơ đẹp như một cái cây) mà tôi mới vừa dịch thoát ra:như thế này: "Kẻ khờ chỉ biết làm thơ/Câu thơ ngơ ngẩn bao giờ [đẹp] như cây". Câu thơ ấy bị các nhà phê bình chê là so sánh khập khiễng vì giữa hai vật được so sánh chẳng có mối liên hệ nào cả.
Rất rõ ràng, mối liên hệ ấy đây:
Mỗi cái cây là một bài thơ của Chúa.
--------------
Có một bài thơ tôi đã đọc khi còn là sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ văn nước ngoài của trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, cách đây đã gần 40 năm. Nó có cái tựa chỉ một từ ngắn ngủn: Trees (cây), mà khi dịch sang tiếng Việt chắc chắn người ta phải thêm vào một chữ để nghe khỏi cộc lốc: Cây xanh.
Bài thơ ấy đã được viết cách đây hơn 100 năm rồi, chính xác là vào năm 1913. Tác giả của bài thơ là Joyce Kilmer, một nhà thơ người Mỹ, một chiến sĩ đã từng chiến đấu trong thế chiến thứ nhất và hy sinh trước khi cuộc chiến kết thúc không lâu. Ông viết không nhiều, và thơ của ông không được đánh giá quá cao về giá trị nghệ thuật. Ngay cả Trees, bài thơ được biết đến nhiều nhất của ông, cũng bị các nhà phê bình chê là ngô nghê, đơn điệu, và mang quan niệm "văn dĩ tải đạo" quá lộ liễu. Thậm chí, tên nhà thơ còn được đặt cho một cuộc thi thơ ... dở hàng năm tại trường đại hoc Columbia nơi ông đã theo học lúc sinh thời. Cuộc thi có tên là Joyce Kilmer Memorial Bad Poetry Contest (Cuộc thi thơ dở để tưởng niệm Joyce Kilmer), tồn tại đã gần 30 năm, từ năm 1986 đến nay. Và để tưởng niệm nhà thơ đã sáng tạo ra bài thơ ... dở nhất, người ta luôn kết thúc cuộc thi bằng việc đọc bài thơ Trees mà hầu như bất cứ người Mỹ nào cũng biết.
Bài thơ ấy dở như thế nào? Hãy xem những giòng nhận định về bài thơ Trees viết từ năm 1935 của Heywood Broun, nhà báo người Mỹ cùng thời với tác giả bài thơ. Broun viết:
Bài thơ Trees làm cho tôi phát cáu, bởi nó có những câu thơ sáo rỗng nhất đã từng được con người viết ra. Khi Kilmer viết câu "thơ được tạo ra bởi những kẻ ngu dốt như tôi", hẳn nhà thơ chẳng tin chút nào vào điều mình nói. [http://www.nytimes.com/1987/
Câu thơ mà Broun nhắc đến trong nhận định trên thuộc hai câu thơ cuối của bài thơ Trees. Hai câu thơ ấy trong tiếng Anh là "Poems are made by fools like me/But only God can make a tree" ("thơ được tạo ra bởi những kẻ ngu dốt như tôi, nhưng chỉ có Chúa mới tạo ra được một cái cây). Hai câu thơ ấy vọng lại ý tưởng của hai câu đầu, cũng bị chê là không kém phần sáo rỗng, như thế này: "I think I shall never see/A poem as lovely as a tree" (tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ được thấy /một bài thơ đẹp như một cái cây). Hai câu thơ này không những sáo, mà còn ngô nghê nữa, vì sự so sánh quá khập khiễng: Làm gì có sự tương đồng nào giữa thơ và cây cối mà tác giả lại so sánh như vậy?
Nếu chỉ có 4 câu thơ ấy thôi thì có lẽ tác giả của bài thơ cũng không đến nỗi bị chọn để đặt tên cho giải thưởng thơ ... dở. Bài thơ còn có những lỗi về nghệ thuật khác, đặc biệt là về cách dùng phép so sánh, ẩn dụ và nhân hóa. Trong bài thơ, những cái cây được tả bằng những hình ảnh đứa trẻ há miệng ngoạm lấy bầu vú căng tròn của bà mẹ đất để hút sữa, tàn cây cả ngày nhìn lên trời với những cành lá như những cánh tay vươn lên trời cao như trong giây phút nguyện cầu. Những hình ảnh ấy đã bị các nhà phê bình chỉ ra một cách chế diễu rằng cái cây của Kilmer hẳn phải là một tạo vật kỳ quái khi cùng một lúc vừa có thể cúi mặt xuống ngậm bầu vú của mẹ đất lại vừa có thể ngước nhìn trời giơ tay cầu nguyện.
Quả là khi phân tích như trên thì bài thơ vô lý thật. Vậy mà khi vừa ra đời bài thơ Trees ngắn và đơn giản ấy đã được đón nhận rất nồng nhiệt. Bài thơ ngắn, chỉ gồm 6 khổ, mỗi khổ là 2 câu vần với nhau theo kiểu liên vận (hai câu liên tiếp có vần với nhau), tổng cộng chỉ có 12 câu. Nhiều nhà phân tích cho rằng bài thơ thành công phần lớn là vì nó gợi lên tình cảm tôn giáo vốn rất phổ biến tại nước Mỹ vào thời đầu thế kỷ 20. Chính những hình ảnh ước lệ, thiếu sáng tạo, thậm chí có thể bị xem là vô lý (đứa bé ngậm bầu sữa mẹ, người tín đồ ngửa mặt lên trời giơ tay cầu nguyện) bị các nhà phê bình chê bai ấy lại làm cho những người bình dân thấy dễ hiểu và dễ rung động. Bài thơ thường xuyên được đưa vào sách giáo khoa cho trẻ em học vì sự đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ của nó, và đã làm rung động con tim của biết bao thế hệ người Mỹ vì, theo lời của Holliday, nó "ngỏ lời bằng những giai điệu chân tình đến những tấm lòng đơn sơ nhất". Và, nói gì thì nói, Trees vẫn cứ là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất ở nước Mỹ và đem lại tên tuổi cho tác giả của nó.
Bài thơ Trees nổi tiếng ấy hầu như chưa bao giờ được nhắc đến tại Việt Nam, kể cả trong chương trình văn học Anh - Mỹ của các sinh viên chuyên ngữ tại các trường đại học. Tôi biết đến bài thơ này cũng chỉ do tình cờ đọc một tuyển tập thơ dành cho trẻ em Mỹ trong những ngày còn rảnh rang khi học năm thứ nhất đại học. Đọc bài thơ thấy thích ngay, nhưng khi đọc những bài phân tích phê bình rất có lý về bài thơ, tôi cũng cảm thấy giá trị (ít ra là giá trị nghệ thuật) của bài thơ có giảm đi đôi chút. Nhưng dù sao thì tôi cũng rất thích hai câu cuối, mà tôi đã từng dịch ra thành "Gã khờ cũng biết làm thơ/Cây xanh lá thắm phải chờ Chúa thôi". Dịch xong, cảm thấy sung sướng và hãnh diện lắm, vì vừa giữ được ý nghĩa của câu thơ, lại chuyển sang được thành câu thơ lục bát thuần Việt. Thậm chí còn tự nhủ, khi có dịp sẽ cố gắng dịch cả bài thơ ra để chia sẻ cho mọi người thưởng thức.
Tự nhủ như vậy, rồi quên đi. Đời sống bộn bề, bận rộn quay cuồng khiến tôi chẳng còn thời gian để ngắm nhìn bầu trời xanh hay tha thẩn dưới những tán cây tìm những bông hoa dại xinh xinh như thời còn bé. Tuy vậy, mỗi lần đi đến đâu mà nhìn thấy một cây cổ thụ cao lớn, thân đen nhám xù xì, lá xanh um vươn cao lên đến tận trời thì tôi lại nhớ đến hai câu thơ kia và thấy trong lòng dâng lên một niềm yêu mến và cả sự kính sợ nữa. Mặc dù tôi chẳng rõ tình cảm ấy là do đâu.
Nhưng hôm nay thì tôi đã hiểu rõ rồi. Hiểu tình cảm của tôi, và hiểu vì sao bài thơ lại được yêu thích, mến chuộng đến thế, mặc cho những lỗi nghệ thuật của bài thơ mà các nhà phê bình uyên bác đã chỉ ra. Tôi hiểu ra khi thấy sự phẫn nộ của dân chúng cả nước trước việc chính quyền Hà Nội quyệt định chặt bỏ nhiều ngàn cây cổ thụ trên gần 200 tuyến đường ở Hà Nội. Tôi cảm nhận sự đau đớn của mọi người - và cả chính tôi - khi nhìn thấy những hàng cây xanh xum thẳng đứng vươn cao giờ bị chặt ngang trơ gốc, thân tóe máu và tóc xanh rơi rụng khắp nơi. Đau như chính người thân của tôi bị chém.
Tôi bỗng hiểu ra tại sao bài thơ bị các nhà phê bình chê là thô thiển và sáo rỗng mà vẫn được mọi người yêu mến như vậy. Tình yêu thiên nhiên có lẽ đã được cài sẵn trong mỗi chúng ta như một bản năng, cũng như mỗi người sinh ra đều yêu mến mẹ cha và những người ruột thịt của mình Tôi hiểu ra rằng cũng như tôi, tác giả bài thơ Trees thực sự nhìn những cây xanh như những người anh em ruột thịt, và chẳng hề giả dối khi viết hai câu thơ "Gã khờ cũng biết làm thơ/Cây xanh lá thắm phải chờ Chúa thôi". Chẳng phải cây cối, cũng như con người, đều do Thiên Chúa tạo dựng đó sao? Nếu bảo vệ người thân là trách nhiệm đương nhiên của từng người, thì sao ta có thể thản nhiên khi thiên nhiên bị phá hủy?
"Một Ki-tô hữu mà không bảo vệ thiên nhiên, không để cho thiên nhiên phát triển, là một Ki-tô hữu không quan tâm đến sự sáng tạo của Thiên Chúa - sự sáng tạo sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại" - Đức Thánh cha Phan-xi-cô đã dạy như vậy trong một bài giảng vào tháng Hai vừa qua. [http://www.religionnews.com/
Có một điều lâu nay tôi vẫn ngờ ngợ về tác giả của bài thơ, và tôi cần đi tìm lời khẳng định. Giờ thì tôi đã có thể khẳng định được rồi, vì tôi vừa đọc tiểu sử của tác giả: Joyce Kilmer là một người Công giáo.
Tôi cũng vừa tìm ra mối liên hệ trong phép so sánh của hai câu thơ "I think I shall never see/A poem as lovely as a tree" (tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ được thấy /một bài thơ đẹp như một cái cây) mà tôi mới vừa dịch thoát ra:như thế này: "Kẻ khờ chỉ biết làm thơ/Câu thơ ngơ ngẩn bao giờ [đẹp] như cây". Câu thơ ấy bị các nhà phê bình chê là so sánh khập khiễng vì giữa hai vật được so sánh chẳng có mối liên hệ nào cả.
Rất rõ ràng, mối liên hệ ấy đây:
Mỗi cái cây là một bài thơ của Chúa.