Blog này là hậu thân của BlogAnhVu đã bị tôi xóa do một số vấn đề kỹ thuật. Như tên gọi của blog, Just for myself, nó chỉ là nhật ký cá nhân, dù ở dạng mở, nhằm ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của chính tôi về những vấn đề xung quanh mình. Vì là nhật ký mở, tôi cũng chia sẻ đến những người đồng cảm, nhưng không chịu trách nhiệm nếu ai đó lấy bài đi và sử dụng ở nơi khác với những mục đích riêng. Nếu có comment, xin sử dụng ngôn từ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng những quan điểm khác biệt.
Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2008
Tin 14: Theo Dân Trí
http://www.tinmoi.vn/index.php/giaoduc/ldquo-bo-khong-nen-om-mai-chuyen-tuyen-sinh-rdquo/75482.sn
Tin 13
Chưa tìm được 'lời giải' cho đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ
Cập nhật lúc : 8:28 AM, 20/12/2008
http://www.baodatviet.vn/Home/Chua-tim-duoc-loi-giai-cho-doi-moi-tuyen-sinh-DH-CD/200812/24917.datviet
Bỏ thi “ba chung” hay không? Có thể sử dụng kết quả kỳ thi THPT guốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ? Chọn mô hình xét tuyển nào nếu bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH?… Đó là những câu hỏi "nóng" tại Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh ĐH-CĐ tại Việt Nam” tổ chức tại ĐH Quốc gia TP HCM ngày 19/12.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT cũng đang mâu thuẫn trong việc xác định nên hay không nên tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và dùng kết quả đó để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT không nhất quán
Bà Kim Hồng nói: “Kỳ tuyển sinh năm 2008, tôi thông báo với cán bộ coi thi và thí sinh có thể đây là kỳ thi tuyển sinh cuối cùng. Sau đó bộ thông báo lại là năm 2009, giờ chẳng biết có không nữa?”.
Đồng tình với ý kiến trên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, bổ sung: “Năm 2008 đã có thể là kỳ thi cuối cùng. Giờ 2009 cũng có thể. Cứ thế này chẳng biết bao giờ mới chính thức”.
Ớ khía cạnh khác, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM ủng hộ tuyển sinh “ba chung” của Bộ GD-ĐT từ năm 2002 đến nay, vì các trường không phải lo in sao đề thi, chỉ lo tổ chức thi. Tuy nhiên, cũng chính vì “ba chung” mà Bộ GD-ĐT lo hết, các ĐH, CĐ không được tự chủ. Để cải tiến công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng, Tiến sĩ Dũng đưa ra đề nghị: “Bộ phải nhả ra, không nên cứ ôm khư khư. Hãy để cho các trường tự chủ, bộ chỉ quản lý, theo dõi, đánh giá mà thôi”.
Vấn nạn 'gửi gắm' và tiêu cực sẽ càng trầm trọng khi căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT hay học bạ THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Ảnh: Lê Hưng
Ngoài ra, chính các chính sách không nhất quán của Bộ GD-ĐT cũng làm cho tình hình thêm phức tạp. Nhiều đại biểu cho rằng việc bộ kêu gọi phân luồng học sinh, nhưng lại cấm học sinh trường nghề thi ĐH, CĐ năm 2009 là một minh chứng. Tiến sĩ Đức Nghĩa nhìn nhận: “Chúng ta đang cố gắng phân luồng học sinh học nghề để đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Giờ cấm thì đố học sinh nào dám theo học”.
Băn khoăn phương thức tuyển sinh sau năm 2009
Theo Tiến sĩ Lê Khắc Cường, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM, hình thức “ba chung” đang thực hiện dẫu chưa phải đã nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các trường và toàn xã hội, song nó có những ưu điểm không thể bác bỏ. “Ưu điểm nổi bật nhất là giúp chúng ta có một đánh giá khá chính xác về mặt bằng học vấn của thí sinh trên cả nước”, Tiến sĩ Khắc Cường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cũng có không ít đại biểu nhìn nhận hình thức này đã lỗi thời, bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, vấn đề được quan tâm và bàn thảo nhiều nhất tại hội thảo là nên hay không nên có một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, hay vẫn tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hồng Bàng, cho rằng: “Không nên bàn cãi nữa, hãy bãi bỏ kỳ thi tuyển sinh, lấy kết quả tốt nghiệp THPT mà xét tuyển”. Tuy nhiên, đại biểu đến từ các trường công lập hay các trường có chất lượng đầu vào cao lại nhìn nhận khác. Vấn đề đáng lo ngại nhất là chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vấn nạn “gửi gắm” và tiêu cực sẽ càng trầm trọng khi căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT hay học bạ THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ …
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng muốn thay đổi thì cần phải có lộ trình, thời gian và sự chuẩn bị. “Nếu bỏ “ba chung” ngay, hay chỉ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia ngay thì học sinh sẽ loạn khi đăng ký, còn các trường sẽ loạn khi tranh giành học sinh”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Thế Phương
Cập nhật lúc : 8:28 AM, 20/12/2008
http://www.baodatviet.vn/Home/Chua-tim-duoc-loi-giai-cho-doi-moi-tuyen-sinh-DH-CD/200812/24917.datviet
Bỏ thi “ba chung” hay không? Có thể sử dụng kết quả kỳ thi THPT guốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ? Chọn mô hình xét tuyển nào nếu bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH?… Đó là những câu hỏi "nóng" tại Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh ĐH-CĐ tại Việt Nam” tổ chức tại ĐH Quốc gia TP HCM ngày 19/12.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT cũng đang mâu thuẫn trong việc xác định nên hay không nên tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và dùng kết quả đó để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT không nhất quán
Bà Kim Hồng nói: “Kỳ tuyển sinh năm 2008, tôi thông báo với cán bộ coi thi và thí sinh có thể đây là kỳ thi tuyển sinh cuối cùng. Sau đó bộ thông báo lại là năm 2009, giờ chẳng biết có không nữa?”.
Đồng tình với ý kiến trên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, bổ sung: “Năm 2008 đã có thể là kỳ thi cuối cùng. Giờ 2009 cũng có thể. Cứ thế này chẳng biết bao giờ mới chính thức”.
Ớ khía cạnh khác, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM ủng hộ tuyển sinh “ba chung” của Bộ GD-ĐT từ năm 2002 đến nay, vì các trường không phải lo in sao đề thi, chỉ lo tổ chức thi. Tuy nhiên, cũng chính vì “ba chung” mà Bộ GD-ĐT lo hết, các ĐH, CĐ không được tự chủ. Để cải tiến công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng, Tiến sĩ Dũng đưa ra đề nghị: “Bộ phải nhả ra, không nên cứ ôm khư khư. Hãy để cho các trường tự chủ, bộ chỉ quản lý, theo dõi, đánh giá mà thôi”.
Vấn nạn 'gửi gắm' và tiêu cực sẽ càng trầm trọng khi căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT hay học bạ THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Ảnh: Lê Hưng
Ngoài ra, chính các chính sách không nhất quán của Bộ GD-ĐT cũng làm cho tình hình thêm phức tạp. Nhiều đại biểu cho rằng việc bộ kêu gọi phân luồng học sinh, nhưng lại cấm học sinh trường nghề thi ĐH, CĐ năm 2009 là một minh chứng. Tiến sĩ Đức Nghĩa nhìn nhận: “Chúng ta đang cố gắng phân luồng học sinh học nghề để đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Giờ cấm thì đố học sinh nào dám theo học”.
Băn khoăn phương thức tuyển sinh sau năm 2009
Theo Tiến sĩ Lê Khắc Cường, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM, hình thức “ba chung” đang thực hiện dẫu chưa phải đã nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các trường và toàn xã hội, song nó có những ưu điểm không thể bác bỏ. “Ưu điểm nổi bật nhất là giúp chúng ta có một đánh giá khá chính xác về mặt bằng học vấn của thí sinh trên cả nước”, Tiến sĩ Khắc Cường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cũng có không ít đại biểu nhìn nhận hình thức này đã lỗi thời, bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, vấn đề được quan tâm và bàn thảo nhiều nhất tại hội thảo là nên hay không nên có một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, hay vẫn tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hồng Bàng, cho rằng: “Không nên bàn cãi nữa, hãy bãi bỏ kỳ thi tuyển sinh, lấy kết quả tốt nghiệp THPT mà xét tuyển”. Tuy nhiên, đại biểu đến từ các trường công lập hay các trường có chất lượng đầu vào cao lại nhìn nhận khác. Vấn đề đáng lo ngại nhất là chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vấn nạn “gửi gắm” và tiêu cực sẽ càng trầm trọng khi căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT hay học bạ THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ …
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng muốn thay đổi thì cần phải có lộ trình, thời gian và sự chuẩn bị. “Nếu bỏ “ba chung” ngay, hay chỉ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia ngay thì học sinh sẽ loạn khi đăng ký, còn các trường sẽ loạn khi tranh giành học sinh”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Thế Phương
Thứ Tư, 17 tháng 12, 2008
THỬ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAMSAU NĂM 2009
THỬ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM SAU NĂM 2009
TS. Vũ Thị Phương Anh
GĐ TTKT&ĐGCLĐT
Mở đầu
Theo đề án đổi mới thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, từ sau kỳ thi tuyển sinh đại học lần cuối cùng vào năm 2009 sẽ chỉ còn một kỳ thi trung học phổ thông quốc gia mà kết quả sẽ được sử dụng làm một trong những căn cứ để xét vào đại học. Như vậy, để chuẩn bị cho đợt tuyển sinh năm 2010, việc đưa ra các phương án tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng trường nhất thiết phải đặt ra ngay từ lúc này.
Cho đến nay, đã có khá nhiều phương án được đề cập cho việc tuyển sinh từ năm 2010. Chẳng hạn, các trường có thể xét tuyển dựa trên kết quả của một số môn thi trong kỳ thi THPT, có hoặc không có trọng số; tự tổ chức thêm kỳ thi tuyển sinh cho một số môn học để lấy kết quả xét tuyển; hoặc xét kết hợp điểm thi THPT và kết quả học tập ở THPT. Hai phương án có tính đổi mới hơn là sử dụng kết quả của một kỳ thi theo kiểu SAT để bổ sung thêm căn cứ xét tuyển; và cuối cùng là ghi danh tự do cho mọi đối tượng đã hoàn tất THPT.
Tất cả các phương án vừa nêu đều đã và đang được áp dụng ở nơi này hay nơi khác trên thế giới. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là nên chọn phương án hoặc tập hợp các phương án nào, và tại sao? Bài viết này nhằm giới thiệu các nhóm yếu tố thường được xem xét trong chính sách tuyển sinh của các trường đại học trên thế giới, phân tích mục tiêu mà các yếu tố này nhắm đến, trên cơ sở đó đề xuất một phương án tuyển sinh đại học và cao đẳng từ năm 2010 tại Việt Nam.
Các nhóm yếu tố được xem xét trong chính sách tuyển sinh trên thế giới
Có 4 nhóm yếu tố thường được xem xét khi xây dựng một hệ thống tuyển sinh đại học trên thế giới (1) kết quả của các kỳ thi, (2) kết quả học tập ở trung học phổ thông; (3) hồ sơ xin học, và (4) các yếu tố dân số như giới tính, dân tộc, tuổi tác, và điều kiện kinh tế - xã hội của người học. Mỗi nhóm yếu tố được sử dụng nhằm đạt những mục tiêu khác nhau.
1. Kết quả của các kỳ thiĐây là nhóm yếu tố được sử dụng phổ biến nhất trong mọi hệ thống tuyển sinh trên thế giới. Các kỳ thi được sử dụng gồm thi TN THPT; thi tuyển sinh đại học; và kỳ thi chuẩn hóa (standarrdised test, tương tự như SAT của Hoa Kỳ), trong đó hai kỳ thi TN THPT và tuyển sinh đại học là phổ biến hơn cả. Kỳ thi chuẩn hóa có thể nói là sản phẩm đặc thù của nền giáo dục Hoa Kỳ và hiện cũng đang được một số quốc gia chịu ảnh hưởng của giáo dục Hoa Kỳ và có điều kiện tương tự Hoa Kỳ áp dụng.
Mỗi kỳ thi nêu trên nhắm đến một mục tiêu khác nhau; tuy nhiên hai kỳ thi TN THPT và tuyển sinh đại học có nhiều điểm chung vì đều dựa vào chương trình học ở trung học phổ thông. Thi TN THPT nhằm xác nhận người học đã đạt mức tối thiểu của trình độ THPT, còn thi tuyển sinh đại học nhằm chọn lọc những người có kiến thức và kỹ năng tốt nhất trong các thí sinh. Kỳ thi chuẩn hóa theo kiểu SAT trái lại thường không dựa vào các kiến thức và kỹ năng đã được cung cấp trong chương trình đào tạo ở THPT, mà hoặc có tính đặc thù hoặc tổng quát hơn, nhằm đánh giá khả năng thành công của thí sinh khi vào học ở bậc đại học.
Do khác nhau về mục tiêu nên các kỳ thi nêu trên cũng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan khác nhau. Thi tốt nghiệp THPT thường do nhà nước (có thể ở cấp quốc gia hoặc cấp địa phương) quản lý, nhằm bảo đảm giáo viên và học sinh hoàn tất mọi yêu cầu tối thiểu của chương trình đào tạo. Thi tuyển sinh đại học thường do chính trường đại học thực hiện để lấy kết quả làm cơ sở ra quyết định về việc lựa chọn thí sinh trong trường hợp số chỗ học ít hơn số người muốn học. Ở một số quốc gia trên thế giới, tuyển sinh đại học cũng do nhà nước quản lý, đặc biệt là đối với hệ thống giáo dục đại học công, vì có sử dụng ngân sách nhà nước. Trong khi đó, kỳ thi chuẩn hóa là một hoạt động chuyên môn có tính dịch vụ nhằm giúp người học chứng minh khả năng học tập của mình, vì vậy thường do các tổ chức khảo thí chuyên nghiệp thực hiện. Các tổ chức này thường độc lập với cơ quan quản lý nhà nước, và có thể thuộc các trường đại học (vd: ĐH Cambridge của Anh, hoặc ĐH Michigan của Hoa Kỳ), hoặc cũng có thể nằm ngoài các trường. Việc sử dụng kết quả của kỳ thi này như một căn cứ để xét tuyển tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng trường dựa trên giá trị của chính các kỳ thi này trong việc giúp nhà trường lựa chọn được thí sinh tốt nhất để đào tạo.
Việc sử dụng kỳ thi nào trong phương án tuyển sinh hoàn toàn tùy thuộc vào mục tiêu và điều kiện của từng quốc gia cũng như từng trường đại học cụ thể. Những quốc gia phát triển như nhiều nước ở Châu Âu hoặc các nước Bắc Mỹ, nơi có một hệ thống giáo dục phổ thông có chất lượng tốt và có đầy đủ chỗ học ở đại học cho mọi người thì hầu như chỉ cần kỳ thi tốt nghiệp THPT; việc có thêm một kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi chuẩn hóa là vấn đề thuần túy chuyên môn và vì vậy sẽ do từng trường quyết định. Tuy nhiên, ở các hệ thống giáo dục đại học có sự phân biệt rõ ràng giữa đại học công (được nhà nước đầu tư và thường có chất lượng cao hơn) và đại học tư (người học đóng học phí và chất lượng thường kém hơn các đại học công) như ở Nhật Bản, Hàn Quốc thì sự cạnh tranh vào trường đại học công vẫn hết sức gay gắt; vì vậy, các kỳ thi thực sự có vai trò gác cổng (gatekeeping) và việc tổ chức thêm một hoặc thậm chí thêm nhiều kỳ thi khác sau kỳ thi TN THPT rõ ràng là điều cần thiết để loại bớt những thí sinh mà các trường không có khả năng để nhận.
2. Kết quả học tập ở trung học phổ thông
Các kỳ thi lớn dù có được tổ chức nghiêm túc đến đâu, và dù có tổ chức bao nhiêu kỳ thi đi nữa, cũng chỉ đánh giá được phần nào kiến thức và năng lực của một học sinh, mà chủ yếu là kiến thức sách vở và năng lực hàn lâm. Trong khi đó, việc quá nhấn mạnh vào các kỳ thi có vai trò gác cổng như trên có thể là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, làm mất hoàn toàn ý nghĩa của việc tổ chức thi, chưa kể sự căng thẳng đối với người học và gia đình, sự tốn kém công sức và tiền bạc của toàn xã hội, vv. Vì vậy, ở một số nước tiên tiến trên thế giới, thay vì tổ chức nhiều kỳ thi tốn kém để lấy kết quả tuyển sinh, các trường đại học có thể sử dụng kết quả học tập ở bậc phổ thông (xét học bạ) để kết hợp hoặc độc lập đánh giá khả năng thành công ở bậc đại học của các ứng viên.
Sử dụng kết quả học tập ở bậc phổ thông để xét tuyển vào đại học là một cách làm tiên tiến về nhiều mặt. Trước hết, cách làm này thể hiện quan điểm phát triển, vì học bạ cho phép nhìn nhận sự năng lực của người học qua suốt một quá trình, chứ không chỉ ở điểm cuối, giúp phát hiện những học sinh có nỗ lực cải thiện, có năng khiếu hoặc sự say mê đặc biệt đối với ngành học, và thông qua các nhận xét của giáo viên có thể cho phép bộc lộ tính cách lẫn các mối quan hệ của học sinh trong suốt thời gian học tập ở bậc phổ thông. Điều này sẽ cho phép các trường đại học có được quyết định đúng đắn hơn đối với quá trình tuyển sinh.
Bên cạnh đó, việc xem xét kết quả ở bậc phỏ thông trong quá trình tuyển sinh cũng thể hiện quan điểm dân chủ và hợp tác trong giáo dục. Với cách làm này, quyền đánh giá người học đã được các trường đại học trao về cho các giáo viên phổ thông, là những người trực tiếp giáo dục và có thể tạo ra những thay đổi quan trọng ở học sinh. Việc xem xét học bạ ở phổ thông ở đầu vào và sau đó theo dõi quá trình học ở bậc đại học của một sinh viên sẽ tạo ra sự liền mạch trong quá trình giáo dục từ trung học lên đại học, đồng thời cũng tạo điều kiện cho quá trình hợp tác giữa trường đại học và trường phổ thông trong quá trình giáo dục.
Tuy có những ưu điểm như vậy, song việc xét học bạ trong tuyển sinh thường không được sử dụng phổ biến ở những nước đang phát triển vốn không có một nền giáo dục đại học đại chúng. Điều này là do sự thiếu thống nhất về quan điểm đánh giá khiến kết quả tại các trường trung học phổ thông có thể rất khác nhau và không thể so sánh để tạo cơ hội công bằng cho mọi người, trong điều kiện không có đủ chỗ học cho mọi người muốn học. Tại một nước như Việt nam với nhiều rất nhiều bất cập, thiếu thốn trong giáo dục phổ thông, nơi có được tấm bằng đại học vẫn hầu như là cánh cửa vào đời duy nhất đối với thanh niên, thì việc xét tuyển vào đại học bẳng kết quả học tập ở bậc phổ thông cần phải thực sự cân nhắc trước khi sử dụng, và nhất thiết phải sử dụng kết hợp với những yếu tố khác có tính khách quan hơn như các kỳ thi đã nêu ở phần trên.
3. Hồ sơ xin học
Học bạ ở phổ thông chỉ bao gồm những thông tin về người học do các giáo viên và nhà trường cung cấp, trong khi hồ sơ xin học còn có những thông tin do chính người học cung cấp. Thông thường, trong hồ sơ xin học ngoài học bạ còn có thêm những thông tin sau đây về người học: lý lịch tự thuật, quá trình làm việc (nếu có), thư tự giới thiệu nêu lý do chọn trường và mục tiêu của việc học, và một hoặc nhiều thư giới thiệu của những người có khả năng đánh giá tính cách và năng lực của người học (chẳng hạn các giáo viên, hiệu trưởng trường trung học, các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường đã từng tiếp xúc hoặc làm việc với ứng viên).
Sử dụng hồ sơ xin học như một yếu tố để xét tuyển là một bước tiến xa hơn của quá trình dân chủ hóa và hợp tác trong giáo dục. Nếu việc xét học bạ cho phép giáo viên và trường trung học phổ thông tham gia vào việc đánh giá người học thì hồ sơ xin học cho phép người học tự xây dựng hình ảnh về năng lực của chính mình thông qua các thông tin do chính mình chọn lọc và cung cấp. Một hồ sơ xin học với đầy đủ các thành phần như vừa nêu không chỉ cho thấy học lực của người học mà còn cho phép đánh giá về khả năng diễn đạt, lập luận và thuyết phục, quan điểm và sự trưởng thành, sự say mê đối với ngành học của người học vv.
Cách làm này vì vậy rất phù hơp với một số ngành đặc thù đòi hỏi sự đam mê hoặc/ và kinh nghiệm cũng như bản lãnh của người học, đặc biệt là những người hoc ngoài lứa tuổi truyền thống, là những điều rõ ràng không thể bộc lộ qua những điểm số trong học bạ hoặc kết quả của những kỳ thi. Điểm bất lợi lớn nhất của cách làm này là nếu số lượng thí sinh quá lớn thì quá trình đọc và xét hồ sơ sẽ đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức của trường đại học. Ngoài ra, một bất lợi khác là các ứng viên không thành công thường không có điều kiện để biết lý do của sự thất bại của mình để cải thiện khi cần.
4. Các yếu tố dân số
Ba nhóm yếu tố vừa nêu – thi cử, học bạ, hồ sơ xin học – chủ yếu liên quan đến năng lực, đặc biệt là năng lực trí tuệ, chứ không liên quan đến các yếu tố về nhân thân của người học, như giới tính, tuổi tác, nhóm xã hội, địa phương vv. Điều này là cần thiết để đảm bảo sự công bằng trong việc lựa chọn theo nguyên tắc người có năng lực cao nhất sẽ có cơ hội cao nhất để được lựa chọn. Tuy nhiên, xét ở góc độ xã hội, các nhóm đối tượng thiệt thòi (dân tộc thiểu số, nữ giới, dân cư vùng sâu vùng xa, các nhóm có thu nhập thấp vv) sẽ luôn có nguy cơ bị loại cao hơn các nhóm khác, dẫn đến sự bất bình đẳng kéo dài cho các đối tượng này. Ngoài ra, sự đa dạng (diversity) về mặt dân số của người học cũng là một điều kiện cần thiết để tạo một môi trường phát triển toàn diện cho sinh viên trong các trường đại học. Chính vì vậy, các yếu tố dân số cũng thường được xem xét như một yếu tố bổ sung trong phương án tuyển sinh của nhiều trường đại học trên thế giới.
Việc xem xét các yếu tố dân số trong việc tuyển chọn ứng viên vào trường đại học có thể do chính nhà trường quyết định, hoặc do các chính sách xã hội chung của nhà nước. Ở Hoa Kỳ và một số nước tiên tiến khác, các trường có thể tuyên bố trước các “định mức” (quota) về tỷ lệ phần trăm nữ giới hoặc dân tộc thiểu số sẽ được ưu tiên tuyển vào trường để khuyến khích các đối tượng này tham gia dự tuyển. Khi xét tuyển, các đối tượng này sẽ được xét riêng theo thứ tự từ trên xuống dưới trong cùng nhóm, nhưng không xét chung với các nhóm không ưu tiên, để đảm bảo luôn tuyển đủ chỉ tiêu đã định.
Khi sử dụng các yếu tố dân số trong tuyển sinh, cần ghi nhớ rằng sự công bằng xã hội sẽ không thể đạt được nếu như các ứng viên được ưu tiên tuyển vào trường lại không thể thành công trong quá trình học. Vì vậy, việc xét tuyển theo các yếu tố dân số luôn kèm theo ít nhất là 1 trong các yêu cầu sau: (1) ứng viên phải có được năng lực tối thiểu để tham gia chương trình (vd: đã tốt nghiệp THPT ở mức trung bình khá trở lên); (2) nhà trường có điều kiện và kế hoạch để hỗ trợ sinh viên diện ưu tiên khi đã được chọn vào học để đảm bảo sự thành công của sinh viên; (3) nhà trường có chính sách giúp sinh viên “có lối thoát” khi có nguy cơ không thể hoàn tất chương trình trong hạn định (vd: cho phép chuyển sang ngành học phù hợp hơn, chuyển xuống trình độ thấp hơn, cho phép tạm ngưng và quay trở lại học khi có điều kiện vv). Trong 3 yêu cầu vừa nêu, yêu cầu cuối cùng là điều tối thiểu mà một trường phải thực hiện được cho các đối tượng ưu tiên, và điều này không khó vì chỉ điều kiện cần duy nhất là có một hệ thống đào tạo theo tín chỉ với các chính sách liên thông rõ ràng để giải quyết yêu cầu cuối cùng này.
Thử đề xuất các phương án tuyển sinh sau năm 2009
Do các trường và các ngành đào tạo có các mục tiêu và yêu cầu khác nhau nên không thể có một phương án tuyển sinh tối ưu chung cho tất cả mọi người, mà cần thiết phải có phân biệt giữa các nhóm trường/ngành khác nhau. Điều này cũng tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh phân tầng (stratification) giáo dục đại học ở Việt Nam, vốn là điều hết sức cần thiết trong quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học trên toàn thế giới hiện nay.
Trên cơ sở các nhóm yếu tố đã nêu, có thể đề xuất 3 phương án tuyển sinh cho các nhóm trường/ ngành, các đối tượng ưu tiên, và các hệ đào tạo đặc biệt từ năm 2010 như sau:
1. Nhóm 1; Các trường/ngành không đặc thù, không có tính cạnh tranh cao, và/ hoặc không sử dụng kinh phí của nhà nước: Sử dụng kết quả thi TN THPT và xét học bạ
Nhóm này bao gồm đa số các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng công lập và ngoài công lập, các trường đại học tư thục, và một số trường đại học công thuộc khối ngành xã hội (bao gồm cả kinh tế-luật) và nhân văn (trừ ngoại ngữ).
Đối với nhóm này, phương án tốt tốt nhất là xét tuyển trên cơ sở các môn thi TN THPT kết hợp với học bạ THPT. Việc xét học bạ THPT có thể thực hiện ngay từ khi học sinh đang ở học kỳ 2 của lớp 11 với kết quả sơ tuyển (thay thế cho việc đăng ký nguyện vọng hiện nay) được báo trước cho ứng viên vào khoảng cuối HK 1 năm lớp 12. Trên cơ sở các ứng viên đã được sơ tuyển, nhà trường có thể hình dung ra số lượng sinh viên tiềm năng của từng ngành đào tạo để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho năm học mới. Các ứng viên sẽ được nhận chính thức khi nộp kết quả kỳ thi TN THPT theo các yêu cầu cần đạt do nhà trường đưa ra.
Đa số các đối tượng ưu tiên sẽ được xét trong nhóm này tại các trường công lập (đặc biệt là các thí sinh khối C hiện nay), với tỷ lệ xét tuyển ưu tiên trong toàn bộ thí sinh được công bố trước cho mọi thí sinh biết. Việc xét tuyển phải xét theo nguyên tắc từ cao xuống thấp và xét riêng các đối tượng ưu tiên cho đến khi đủ chỉ tiêu.
2. Nhóm 2: Các trường/ngành đặc thù, có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi năng lực/ năng khiếu đặc biệt của người học, và/ hoặc nhận được sự đầu tư đặc biệt của nhà nước: Sử dụng kết quả của kỳ thi TN THPT (có hoặc không kèm theo việc xét học bạ) và kết quả của một kỳ thi khác
Nhóm 2 gồm đa số các trường đại học công lập, đặc biệt là các đại học trọng điểm; các chương trình tiên tiến, tài năng, chất lượng cao, các chương trình liên kết với nước ngoài thuộc các trường đại học cả công lập và ngoài công lập, các ngành đòi hỏi phòng thí nghiệm, thiết bị và điều kiện học tập đặc biệt như y, nha, một số ngành kỹ thuật, một số ngành học đặc thù/năng khiếu như mỹ thuật, kiến trúc, nhạc, họa, ngoại ngữ vv.
Đối với nhóm này, việc sơ tuyển có thể thực hiện tương tự nhóm 1 với những điều kiện khắt khe hơn (vd: chỉ xét các học sinh đạt loại giỏi, hoặc học sinh thuộc các trường chuyên, trường trọng điểm, chương trình chất lượng cao vv). Tuy nhiên, sau khi có kết quả TN THPT theo các yêu cầu cần đạt do nhà trường đưa ra (thường ở mức cao hơn nhóm 1), nhất thiết phải có thêm một kỳ thi, hoặc là kỳ thi đầu vào do chính nhà trường tổ chức, hoặc là một kỳ thi chuẩn hóa (đặc thù hoặc tổng quát, theo kiểu SAT của Hoa Kỳ, hoặc O level của Anh) do một tổ chức khảo thí chuyên nghiệp trong hoặc ngoài nước tổ chức.
Do đây là nhóm ngành học đặc thù, đòi hỏi thí sinh phải năng lực/ năng khiếu tối thiểu để thành công, nên mức điểm đạt tối thiểu của kỳ thi này phải được xác định trước và công bố cho mọi thí sinh được biết để tự lượng sức. Tuy nhiên, việc trúng tuyển sẽ được xét từ trên xuống dưới đối với tất cả các trường hợp đạt điểm sàn.
Các đối tượng ưu tiên nếu muốn được xét trong nhóm này vẫn cần phải dự đầy đủ các kỳ thi và đạt mức điểm tối thiểu đã được công bố trước để đảm bảo khả năng thành công của thí sinh khi trúng tuyển. Việc xét tuyển cũng xét theo nguyên tắc từ cao xuống thấp và xét riêng các đối tượng ưu tiên cho đến khi đủ chỉ tiêu.
3. Nhóm 3; Các hệ đào tạo đặc biệt (hoàn thiện đại học, tại chức, đào tạo từ xa, văn bằng 2 vv): Xét hồ sơ xin học (ghi danh) kèm các yếu tố dân số
Đối tượng sinh viên được phép theo học các hệ đào tạo đặc biệt chỉ nên bao gồm các thí sinh ngoài độ tuổi truyền thống (18-24). Do đây là đối tượng đã hoàn toàn trưởng thành và thường đã có kinh nghiệm làm việc, nên hồ sơ xin học sẽ là căn cứ quan trọng nhất để phán đoán về khả năng thành công trong chương trình học. Ngoài hồ sơ xin học, các thí sinh này cũng cần có yêu cầu tối thiểu về trình độ (vd: đã hoàn tất chương trình THPT).
Các yếu tố dân số đối với đối tượng này cũng rất quan trọng, không chỉ với mục đích ưu tiên mà chủ yếu để tạo một môi trường đa dạng trong học tập vốn rất cần thiết đối với đối tượng ở độ tuổi phi truyền thống. Ngoài ra, tùy yêu cầu của từng ngành học, nhà trường có thể yêu cầu thí sinh cung cấp thêm thêm kết quả của một kỳ thi chuẩn hóa được tổ chức nhiều lần trong năm để tạo điều kiện cho thí sinh theo học bất cứ khi nào đủ điều kiện.
Do điều kiện đầu vào khá mở nên việc quản lý đối với đối tượng này cần rất chặt chẽ thông qua việc kiểm tra thường xuyên trong quá trình học theo nguyên tắc mở rộng đầu vào, thắt chặt đầu ra. Đồng thời, do tiến độ học tập của các sinh viên sẽ rất đa dạng, nên một cơ chế quản lý linh hoạt là hết sức cần thiết. Ở đây, một lần nữa có thể thấy một hệ thống tín chỉ hoàn chỉnh, vận hành tốt, với các cơ chế liên thông được đảm bảo, là một điều kiện rất cần cho sự thành công của người học trong chương trình đào tạo.
Kết luận
Vai trò quan trọng của trường đại học trong nền kinh tế tri thức toàn cầu hiện nay không còn gì để bàn cãi. Nhưng để trường đại học thực sự là một động lực phát triển xã hội thì mọi chính sách có liên quan đến quá trình giáo dục đều cần được cân nhắc cẩn thận, trong đó tuyển sinh là khâu quan trọng đầu tiên. Và hai nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xây dựng các chính sách của một ngành có liên quan đến tất cả mọi người là ngành giáo dục là phải xem xét quyền lợi của tất cả các bên có liên quan, và thực hiện trao quyền khi đã có đủ điều kiện. Các đề xuất được đưa ra trong bài viết này, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, đã cố gắng tôn trọng các nguyên tắc nói trên, và hy vọng có thể chỉ ra được một số định hướng phù hợp để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm sắp đến.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Tài liệu Hội thảo – Tập huấn về thi năm 2008 (lưu hành nội bộ). Hà Nội, Cục Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo.
2. Cabrera, A. F., and K. R. Burkum (2001) College Admission Criteria in the United States: An Overview. Paper presented at Balance del sistema de acceso a la universidad (selectividad y modelos alternativos). Cátedra UNESCO de Gestión y Política Universitaria. Madrid, Spain.
3. Helms, R. M. (2008) University Admission Worldwide. Working Paper Series 15. Washington D.C., World Bank.
4. Oregon State Board of Higher Education (2007). Undergraduate Admission Policy for 2008-2009 Academic Year.
--------------------------------------------------------------------------------
TS. Vũ Thị Phương Anh
GĐ TTKT&ĐGCLĐT
Mở đầu
Theo đề án đổi mới thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, từ sau kỳ thi tuyển sinh đại học lần cuối cùng vào năm 2009 sẽ chỉ còn một kỳ thi trung học phổ thông quốc gia mà kết quả sẽ được sử dụng làm một trong những căn cứ để xét vào đại học. Như vậy, để chuẩn bị cho đợt tuyển sinh năm 2010, việc đưa ra các phương án tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng trường nhất thiết phải đặt ra ngay từ lúc này.
Cho đến nay, đã có khá nhiều phương án được đề cập cho việc tuyển sinh từ năm 2010. Chẳng hạn, các trường có thể xét tuyển dựa trên kết quả của một số môn thi trong kỳ thi THPT, có hoặc không có trọng số; tự tổ chức thêm kỳ thi tuyển sinh cho một số môn học để lấy kết quả xét tuyển; hoặc xét kết hợp điểm thi THPT và kết quả học tập ở THPT. Hai phương án có tính đổi mới hơn là sử dụng kết quả của một kỳ thi theo kiểu SAT để bổ sung thêm căn cứ xét tuyển; và cuối cùng là ghi danh tự do cho mọi đối tượng đã hoàn tất THPT.
Tất cả các phương án vừa nêu đều đã và đang được áp dụng ở nơi này hay nơi khác trên thế giới. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là nên chọn phương án hoặc tập hợp các phương án nào, và tại sao? Bài viết này nhằm giới thiệu các nhóm yếu tố thường được xem xét trong chính sách tuyển sinh của các trường đại học trên thế giới, phân tích mục tiêu mà các yếu tố này nhắm đến, trên cơ sở đó đề xuất một phương án tuyển sinh đại học và cao đẳng từ năm 2010 tại Việt Nam.
Các nhóm yếu tố được xem xét trong chính sách tuyển sinh trên thế giới
Có 4 nhóm yếu tố thường được xem xét khi xây dựng một hệ thống tuyển sinh đại học trên thế giới (1) kết quả của các kỳ thi, (2) kết quả học tập ở trung học phổ thông; (3) hồ sơ xin học, và (4) các yếu tố dân số như giới tính, dân tộc, tuổi tác, và điều kiện kinh tế - xã hội của người học. Mỗi nhóm yếu tố được sử dụng nhằm đạt những mục tiêu khác nhau.
1. Kết quả của các kỳ thiĐây là nhóm yếu tố được sử dụng phổ biến nhất trong mọi hệ thống tuyển sinh trên thế giới. Các kỳ thi được sử dụng gồm thi TN THPT; thi tuyển sinh đại học; và kỳ thi chuẩn hóa (standarrdised test, tương tự như SAT của Hoa Kỳ), trong đó hai kỳ thi TN THPT và tuyển sinh đại học là phổ biến hơn cả. Kỳ thi chuẩn hóa có thể nói là sản phẩm đặc thù của nền giáo dục Hoa Kỳ và hiện cũng đang được một số quốc gia chịu ảnh hưởng của giáo dục Hoa Kỳ và có điều kiện tương tự Hoa Kỳ áp dụng.
Mỗi kỳ thi nêu trên nhắm đến một mục tiêu khác nhau; tuy nhiên hai kỳ thi TN THPT và tuyển sinh đại học có nhiều điểm chung vì đều dựa vào chương trình học ở trung học phổ thông. Thi TN THPT nhằm xác nhận người học đã đạt mức tối thiểu của trình độ THPT, còn thi tuyển sinh đại học nhằm chọn lọc những người có kiến thức và kỹ năng tốt nhất trong các thí sinh. Kỳ thi chuẩn hóa theo kiểu SAT trái lại thường không dựa vào các kiến thức và kỹ năng đã được cung cấp trong chương trình đào tạo ở THPT, mà hoặc có tính đặc thù hoặc tổng quát hơn, nhằm đánh giá khả năng thành công của thí sinh khi vào học ở bậc đại học.
Do khác nhau về mục tiêu nên các kỳ thi nêu trên cũng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan khác nhau. Thi tốt nghiệp THPT thường do nhà nước (có thể ở cấp quốc gia hoặc cấp địa phương) quản lý, nhằm bảo đảm giáo viên và học sinh hoàn tất mọi yêu cầu tối thiểu của chương trình đào tạo. Thi tuyển sinh đại học thường do chính trường đại học thực hiện để lấy kết quả làm cơ sở ra quyết định về việc lựa chọn thí sinh trong trường hợp số chỗ học ít hơn số người muốn học. Ở một số quốc gia trên thế giới, tuyển sinh đại học cũng do nhà nước quản lý, đặc biệt là đối với hệ thống giáo dục đại học công, vì có sử dụng ngân sách nhà nước. Trong khi đó, kỳ thi chuẩn hóa là một hoạt động chuyên môn có tính dịch vụ nhằm giúp người học chứng minh khả năng học tập của mình, vì vậy thường do các tổ chức khảo thí chuyên nghiệp thực hiện. Các tổ chức này thường độc lập với cơ quan quản lý nhà nước, và có thể thuộc các trường đại học (vd: ĐH Cambridge của Anh, hoặc ĐH Michigan của Hoa Kỳ), hoặc cũng có thể nằm ngoài các trường. Việc sử dụng kết quả của kỳ thi này như một căn cứ để xét tuyển tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng trường dựa trên giá trị của chính các kỳ thi này trong việc giúp nhà trường lựa chọn được thí sinh tốt nhất để đào tạo.
Việc sử dụng kỳ thi nào trong phương án tuyển sinh hoàn toàn tùy thuộc vào mục tiêu và điều kiện của từng quốc gia cũng như từng trường đại học cụ thể. Những quốc gia phát triển như nhiều nước ở Châu Âu hoặc các nước Bắc Mỹ, nơi có một hệ thống giáo dục phổ thông có chất lượng tốt và có đầy đủ chỗ học ở đại học cho mọi người thì hầu như chỉ cần kỳ thi tốt nghiệp THPT; việc có thêm một kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi chuẩn hóa là vấn đề thuần túy chuyên môn và vì vậy sẽ do từng trường quyết định. Tuy nhiên, ở các hệ thống giáo dục đại học có sự phân biệt rõ ràng giữa đại học công (được nhà nước đầu tư và thường có chất lượng cao hơn) và đại học tư (người học đóng học phí và chất lượng thường kém hơn các đại học công) như ở Nhật Bản, Hàn Quốc thì sự cạnh tranh vào trường đại học công vẫn hết sức gay gắt; vì vậy, các kỳ thi thực sự có vai trò gác cổng (gatekeeping) và việc tổ chức thêm một hoặc thậm chí thêm nhiều kỳ thi khác sau kỳ thi TN THPT rõ ràng là điều cần thiết để loại bớt những thí sinh mà các trường không có khả năng để nhận.
2. Kết quả học tập ở trung học phổ thông
Các kỳ thi lớn dù có được tổ chức nghiêm túc đến đâu, và dù có tổ chức bao nhiêu kỳ thi đi nữa, cũng chỉ đánh giá được phần nào kiến thức và năng lực của một học sinh, mà chủ yếu là kiến thức sách vở và năng lực hàn lâm. Trong khi đó, việc quá nhấn mạnh vào các kỳ thi có vai trò gác cổng như trên có thể là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, làm mất hoàn toàn ý nghĩa của việc tổ chức thi, chưa kể sự căng thẳng đối với người học và gia đình, sự tốn kém công sức và tiền bạc của toàn xã hội, vv. Vì vậy, ở một số nước tiên tiến trên thế giới, thay vì tổ chức nhiều kỳ thi tốn kém để lấy kết quả tuyển sinh, các trường đại học có thể sử dụng kết quả học tập ở bậc phổ thông (xét học bạ) để kết hợp hoặc độc lập đánh giá khả năng thành công ở bậc đại học của các ứng viên.
Sử dụng kết quả học tập ở bậc phổ thông để xét tuyển vào đại học là một cách làm tiên tiến về nhiều mặt. Trước hết, cách làm này thể hiện quan điểm phát triển, vì học bạ cho phép nhìn nhận sự năng lực của người học qua suốt một quá trình, chứ không chỉ ở điểm cuối, giúp phát hiện những học sinh có nỗ lực cải thiện, có năng khiếu hoặc sự say mê đặc biệt đối với ngành học, và thông qua các nhận xét của giáo viên có thể cho phép bộc lộ tính cách lẫn các mối quan hệ của học sinh trong suốt thời gian học tập ở bậc phổ thông. Điều này sẽ cho phép các trường đại học có được quyết định đúng đắn hơn đối với quá trình tuyển sinh.
Bên cạnh đó, việc xem xét kết quả ở bậc phỏ thông trong quá trình tuyển sinh cũng thể hiện quan điểm dân chủ và hợp tác trong giáo dục. Với cách làm này, quyền đánh giá người học đã được các trường đại học trao về cho các giáo viên phổ thông, là những người trực tiếp giáo dục và có thể tạo ra những thay đổi quan trọng ở học sinh. Việc xem xét học bạ ở phổ thông ở đầu vào và sau đó theo dõi quá trình học ở bậc đại học của một sinh viên sẽ tạo ra sự liền mạch trong quá trình giáo dục từ trung học lên đại học, đồng thời cũng tạo điều kiện cho quá trình hợp tác giữa trường đại học và trường phổ thông trong quá trình giáo dục.
Tuy có những ưu điểm như vậy, song việc xét học bạ trong tuyển sinh thường không được sử dụng phổ biến ở những nước đang phát triển vốn không có một nền giáo dục đại học đại chúng. Điều này là do sự thiếu thống nhất về quan điểm đánh giá khiến kết quả tại các trường trung học phổ thông có thể rất khác nhau và không thể so sánh để tạo cơ hội công bằng cho mọi người, trong điều kiện không có đủ chỗ học cho mọi người muốn học. Tại một nước như Việt nam với nhiều rất nhiều bất cập, thiếu thốn trong giáo dục phổ thông, nơi có được tấm bằng đại học vẫn hầu như là cánh cửa vào đời duy nhất đối với thanh niên, thì việc xét tuyển vào đại học bẳng kết quả học tập ở bậc phổ thông cần phải thực sự cân nhắc trước khi sử dụng, và nhất thiết phải sử dụng kết hợp với những yếu tố khác có tính khách quan hơn như các kỳ thi đã nêu ở phần trên.
3. Hồ sơ xin học
Học bạ ở phổ thông chỉ bao gồm những thông tin về người học do các giáo viên và nhà trường cung cấp, trong khi hồ sơ xin học còn có những thông tin do chính người học cung cấp. Thông thường, trong hồ sơ xin học ngoài học bạ còn có thêm những thông tin sau đây về người học: lý lịch tự thuật, quá trình làm việc (nếu có), thư tự giới thiệu nêu lý do chọn trường và mục tiêu của việc học, và một hoặc nhiều thư giới thiệu của những người có khả năng đánh giá tính cách và năng lực của người học (chẳng hạn các giáo viên, hiệu trưởng trường trung học, các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường đã từng tiếp xúc hoặc làm việc với ứng viên).
Sử dụng hồ sơ xin học như một yếu tố để xét tuyển là một bước tiến xa hơn của quá trình dân chủ hóa và hợp tác trong giáo dục. Nếu việc xét học bạ cho phép giáo viên và trường trung học phổ thông tham gia vào việc đánh giá người học thì hồ sơ xin học cho phép người học tự xây dựng hình ảnh về năng lực của chính mình thông qua các thông tin do chính mình chọn lọc và cung cấp. Một hồ sơ xin học với đầy đủ các thành phần như vừa nêu không chỉ cho thấy học lực của người học mà còn cho phép đánh giá về khả năng diễn đạt, lập luận và thuyết phục, quan điểm và sự trưởng thành, sự say mê đối với ngành học của người học vv.
Cách làm này vì vậy rất phù hơp với một số ngành đặc thù đòi hỏi sự đam mê hoặc/ và kinh nghiệm cũng như bản lãnh của người học, đặc biệt là những người hoc ngoài lứa tuổi truyền thống, là những điều rõ ràng không thể bộc lộ qua những điểm số trong học bạ hoặc kết quả của những kỳ thi. Điểm bất lợi lớn nhất của cách làm này là nếu số lượng thí sinh quá lớn thì quá trình đọc và xét hồ sơ sẽ đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức của trường đại học. Ngoài ra, một bất lợi khác là các ứng viên không thành công thường không có điều kiện để biết lý do của sự thất bại của mình để cải thiện khi cần.
4. Các yếu tố dân số
Ba nhóm yếu tố vừa nêu – thi cử, học bạ, hồ sơ xin học – chủ yếu liên quan đến năng lực, đặc biệt là năng lực trí tuệ, chứ không liên quan đến các yếu tố về nhân thân của người học, như giới tính, tuổi tác, nhóm xã hội, địa phương vv. Điều này là cần thiết để đảm bảo sự công bằng trong việc lựa chọn theo nguyên tắc người có năng lực cao nhất sẽ có cơ hội cao nhất để được lựa chọn. Tuy nhiên, xét ở góc độ xã hội, các nhóm đối tượng thiệt thòi (dân tộc thiểu số, nữ giới, dân cư vùng sâu vùng xa, các nhóm có thu nhập thấp vv) sẽ luôn có nguy cơ bị loại cao hơn các nhóm khác, dẫn đến sự bất bình đẳng kéo dài cho các đối tượng này. Ngoài ra, sự đa dạng (diversity) về mặt dân số của người học cũng là một điều kiện cần thiết để tạo một môi trường phát triển toàn diện cho sinh viên trong các trường đại học. Chính vì vậy, các yếu tố dân số cũng thường được xem xét như một yếu tố bổ sung trong phương án tuyển sinh của nhiều trường đại học trên thế giới.
Việc xem xét các yếu tố dân số trong việc tuyển chọn ứng viên vào trường đại học có thể do chính nhà trường quyết định, hoặc do các chính sách xã hội chung của nhà nước. Ở Hoa Kỳ và một số nước tiên tiến khác, các trường có thể tuyên bố trước các “định mức” (quota) về tỷ lệ phần trăm nữ giới hoặc dân tộc thiểu số sẽ được ưu tiên tuyển vào trường để khuyến khích các đối tượng này tham gia dự tuyển. Khi xét tuyển, các đối tượng này sẽ được xét riêng theo thứ tự từ trên xuống dưới trong cùng nhóm, nhưng không xét chung với các nhóm không ưu tiên, để đảm bảo luôn tuyển đủ chỉ tiêu đã định.
Khi sử dụng các yếu tố dân số trong tuyển sinh, cần ghi nhớ rằng sự công bằng xã hội sẽ không thể đạt được nếu như các ứng viên được ưu tiên tuyển vào trường lại không thể thành công trong quá trình học. Vì vậy, việc xét tuyển theo các yếu tố dân số luôn kèm theo ít nhất là 1 trong các yêu cầu sau: (1) ứng viên phải có được năng lực tối thiểu để tham gia chương trình (vd: đã tốt nghiệp THPT ở mức trung bình khá trở lên); (2) nhà trường có điều kiện và kế hoạch để hỗ trợ sinh viên diện ưu tiên khi đã được chọn vào học để đảm bảo sự thành công của sinh viên; (3) nhà trường có chính sách giúp sinh viên “có lối thoát” khi có nguy cơ không thể hoàn tất chương trình trong hạn định (vd: cho phép chuyển sang ngành học phù hợp hơn, chuyển xuống trình độ thấp hơn, cho phép tạm ngưng và quay trở lại học khi có điều kiện vv). Trong 3 yêu cầu vừa nêu, yêu cầu cuối cùng là điều tối thiểu mà một trường phải thực hiện được cho các đối tượng ưu tiên, và điều này không khó vì chỉ điều kiện cần duy nhất là có một hệ thống đào tạo theo tín chỉ với các chính sách liên thông rõ ràng để giải quyết yêu cầu cuối cùng này.
Thử đề xuất các phương án tuyển sinh sau năm 2009
Do các trường và các ngành đào tạo có các mục tiêu và yêu cầu khác nhau nên không thể có một phương án tuyển sinh tối ưu chung cho tất cả mọi người, mà cần thiết phải có phân biệt giữa các nhóm trường/ngành khác nhau. Điều này cũng tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh phân tầng (stratification) giáo dục đại học ở Việt Nam, vốn là điều hết sức cần thiết trong quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học trên toàn thế giới hiện nay.
Trên cơ sở các nhóm yếu tố đã nêu, có thể đề xuất 3 phương án tuyển sinh cho các nhóm trường/ ngành, các đối tượng ưu tiên, và các hệ đào tạo đặc biệt từ năm 2010 như sau:
1. Nhóm 1; Các trường/ngành không đặc thù, không có tính cạnh tranh cao, và/ hoặc không sử dụng kinh phí của nhà nước: Sử dụng kết quả thi TN THPT và xét học bạ
Nhóm này bao gồm đa số các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng công lập và ngoài công lập, các trường đại học tư thục, và một số trường đại học công thuộc khối ngành xã hội (bao gồm cả kinh tế-luật) và nhân văn (trừ ngoại ngữ).
Đối với nhóm này, phương án tốt tốt nhất là xét tuyển trên cơ sở các môn thi TN THPT kết hợp với học bạ THPT. Việc xét học bạ THPT có thể thực hiện ngay từ khi học sinh đang ở học kỳ 2 của lớp 11 với kết quả sơ tuyển (thay thế cho việc đăng ký nguyện vọng hiện nay) được báo trước cho ứng viên vào khoảng cuối HK 1 năm lớp 12. Trên cơ sở các ứng viên đã được sơ tuyển, nhà trường có thể hình dung ra số lượng sinh viên tiềm năng của từng ngành đào tạo để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho năm học mới. Các ứng viên sẽ được nhận chính thức khi nộp kết quả kỳ thi TN THPT theo các yêu cầu cần đạt do nhà trường đưa ra.
Đa số các đối tượng ưu tiên sẽ được xét trong nhóm này tại các trường công lập (đặc biệt là các thí sinh khối C hiện nay), với tỷ lệ xét tuyển ưu tiên trong toàn bộ thí sinh được công bố trước cho mọi thí sinh biết. Việc xét tuyển phải xét theo nguyên tắc từ cao xuống thấp và xét riêng các đối tượng ưu tiên cho đến khi đủ chỉ tiêu.
2. Nhóm 2: Các trường/ngành đặc thù, có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi năng lực/ năng khiếu đặc biệt của người học, và/ hoặc nhận được sự đầu tư đặc biệt của nhà nước: Sử dụng kết quả của kỳ thi TN THPT (có hoặc không kèm theo việc xét học bạ) và kết quả của một kỳ thi khác
Nhóm 2 gồm đa số các trường đại học công lập, đặc biệt là các đại học trọng điểm; các chương trình tiên tiến, tài năng, chất lượng cao, các chương trình liên kết với nước ngoài thuộc các trường đại học cả công lập và ngoài công lập, các ngành đòi hỏi phòng thí nghiệm, thiết bị và điều kiện học tập đặc biệt như y, nha, một số ngành kỹ thuật, một số ngành học đặc thù/năng khiếu như mỹ thuật, kiến trúc, nhạc, họa, ngoại ngữ vv.
Đối với nhóm này, việc sơ tuyển có thể thực hiện tương tự nhóm 1 với những điều kiện khắt khe hơn (vd: chỉ xét các học sinh đạt loại giỏi, hoặc học sinh thuộc các trường chuyên, trường trọng điểm, chương trình chất lượng cao vv). Tuy nhiên, sau khi có kết quả TN THPT theo các yêu cầu cần đạt do nhà trường đưa ra (thường ở mức cao hơn nhóm 1), nhất thiết phải có thêm một kỳ thi, hoặc là kỳ thi đầu vào do chính nhà trường tổ chức, hoặc là một kỳ thi chuẩn hóa (đặc thù hoặc tổng quát, theo kiểu SAT của Hoa Kỳ, hoặc O level của Anh) do một tổ chức khảo thí chuyên nghiệp trong hoặc ngoài nước tổ chức.
Do đây là nhóm ngành học đặc thù, đòi hỏi thí sinh phải năng lực/ năng khiếu tối thiểu để thành công, nên mức điểm đạt tối thiểu của kỳ thi này phải được xác định trước và công bố cho mọi thí sinh được biết để tự lượng sức. Tuy nhiên, việc trúng tuyển sẽ được xét từ trên xuống dưới đối với tất cả các trường hợp đạt điểm sàn.
Các đối tượng ưu tiên nếu muốn được xét trong nhóm này vẫn cần phải dự đầy đủ các kỳ thi và đạt mức điểm tối thiểu đã được công bố trước để đảm bảo khả năng thành công của thí sinh khi trúng tuyển. Việc xét tuyển cũng xét theo nguyên tắc từ cao xuống thấp và xét riêng các đối tượng ưu tiên cho đến khi đủ chỉ tiêu.
3. Nhóm 3; Các hệ đào tạo đặc biệt (hoàn thiện đại học, tại chức, đào tạo từ xa, văn bằng 2 vv): Xét hồ sơ xin học (ghi danh) kèm các yếu tố dân số
Đối tượng sinh viên được phép theo học các hệ đào tạo đặc biệt chỉ nên bao gồm các thí sinh ngoài độ tuổi truyền thống (18-24). Do đây là đối tượng đã hoàn toàn trưởng thành và thường đã có kinh nghiệm làm việc, nên hồ sơ xin học sẽ là căn cứ quan trọng nhất để phán đoán về khả năng thành công trong chương trình học. Ngoài hồ sơ xin học, các thí sinh này cũng cần có yêu cầu tối thiểu về trình độ (vd: đã hoàn tất chương trình THPT).
Các yếu tố dân số đối với đối tượng này cũng rất quan trọng, không chỉ với mục đích ưu tiên mà chủ yếu để tạo một môi trường đa dạng trong học tập vốn rất cần thiết đối với đối tượng ở độ tuổi phi truyền thống. Ngoài ra, tùy yêu cầu của từng ngành học, nhà trường có thể yêu cầu thí sinh cung cấp thêm thêm kết quả của một kỳ thi chuẩn hóa được tổ chức nhiều lần trong năm để tạo điều kiện cho thí sinh theo học bất cứ khi nào đủ điều kiện.
Do điều kiện đầu vào khá mở nên việc quản lý đối với đối tượng này cần rất chặt chẽ thông qua việc kiểm tra thường xuyên trong quá trình học theo nguyên tắc mở rộng đầu vào, thắt chặt đầu ra. Đồng thời, do tiến độ học tập của các sinh viên sẽ rất đa dạng, nên một cơ chế quản lý linh hoạt là hết sức cần thiết. Ở đây, một lần nữa có thể thấy một hệ thống tín chỉ hoàn chỉnh, vận hành tốt, với các cơ chế liên thông được đảm bảo, là một điều kiện rất cần cho sự thành công của người học trong chương trình đào tạo.
Kết luận
Vai trò quan trọng của trường đại học trong nền kinh tế tri thức toàn cầu hiện nay không còn gì để bàn cãi. Nhưng để trường đại học thực sự là một động lực phát triển xã hội thì mọi chính sách có liên quan đến quá trình giáo dục đều cần được cân nhắc cẩn thận, trong đó tuyển sinh là khâu quan trọng đầu tiên. Và hai nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xây dựng các chính sách của một ngành có liên quan đến tất cả mọi người là ngành giáo dục là phải xem xét quyền lợi của tất cả các bên có liên quan, và thực hiện trao quyền khi đã có đủ điều kiện. Các đề xuất được đưa ra trong bài viết này, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, đã cố gắng tôn trọng các nguyên tắc nói trên, và hy vọng có thể chỉ ra được một số định hướng phù hợp để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm sắp đến.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Tài liệu Hội thảo – Tập huấn về thi năm 2008 (lưu hành nội bộ). Hà Nội, Cục Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo.
2. Cabrera, A. F., and K. R. Burkum (2001) College Admission Criteria in the United States: An Overview. Paper presented at Balance del sistema de acceso a la universidad (selectividad y modelos alternativos). Cátedra UNESCO de Gestión y Política Universitaria. Madrid, Spain.
3. Helms, R. M. (2008) University Admission Worldwide. Working Paper Series 15. Washington D.C., World Bank.
4. Oregon State Board of Higher Education (2007). Undergraduate Admission Policy for 2008-2009 Academic Year.
--------------------------------------------------------------------------------
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)